Cá chép, cá trắm nuôi bằng đậu tằm trở thành cá giòn?

Dư luận đang chờ đợi sự lý giải khoa học: cá chép, cá trắm cho ăn đậu tằm và trở thành cá giòn là vì sao?

Cá trắm giòn
Cá trắm giòn đang trở thành món ăn yêu thích của nhiều thực khách (Ảnh: Sài Gòn ẩm thực)

Thời gian gần đây, một món ăn được khá nhiều người yêu thích tại các nhà hàng, quán ăn là cá chép, cá trắm giòn. Giá cả không rẻ nhưng cũng không quá cao, lại có vị ngon và lạ nên nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi ra để được “thưởng thức”. Tuy nhiên, đây là loại cá được nuôi bằng một loại thức ăn “đặc biệt” và đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào cho thấy: ăn cá này có tốt cho sức khỏe hay không? Bởi vậy, dư luận vẫn đang chờ sự lên tiếng chính thức của các nhà khoa học.

Vài năm trở lại đây, cá chép, cá trắm giòn trở thành một món ăn “khoái khẩu” của những người thích đi nhậu, những người thường xuyên đi ăn nhà hàng. Nguyên do là bởi cá có vị ngọt của tôm và độ dai của thịt lợn. Nếu so với cá chép, cá trắm sông hay cá nuôi thì loại có này có vị ngon vượt trội và rất thơm, đặc biệt, cá không còn vị tanh mà lại giòn tan, hấp dẫn.

Có cầu thì ăn có cung. Ngay lập tức, các tụ điểm nuôi cá chép, cá trắm giòn liên tiếp hình thành: Văn Giang - Hưng Yên, Kiêu Kỵ - Gia Lâm hay Thường Tín - Hà Nội, Nam Sách - Hải Dương… Việc hình thành các điểm nuôi này còn là bởi cá chép, cá trắm giòn có giá cao gấp 3 - 4 lần so với cá chép, cá trắm thông thường.

Nhưng điều đáng nói chính là ở công nghệ nuôi loại cá này: khoảng 3 - 5 tháng trước khi thu hoạch, cá được cho ăn một loại đậu có tên là đậu tằm hay còn gọi là đậu ván đỏ - một loại đậu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhờ vậy, da thịt cá trở nên săn chắc và khi ăn có độ giòn và hương vị đặc biệt như vừa nêu.

Theo ý kiến của các chuyên gia: đậu tằm chỉ có tác dụng hỗ trợ men tiêu hóa cho cá, chứ không thể làm cho thịt cá giòn và dai hơn. Vậy vì sao từ một loại cá  chép, cá trắm bình thường, sau khi cho ăn đậu tằm lại trở thành cá giòn như vậy? Câu hỏi này được đem đi hỏi nhiều nhà khoa học. Nhưng câu trả lời hầu hết đều là: chúng tôi đã được “thưởng thức” loại cá giòn này, nhưng vì sao thì phải đợi các kết quả nghiên cứu.

Câu trả lời có hướng mở duy nhất là của ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Phòng sinh học thực nghiệm - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Ông Tiến cho biết, là ông mới chỉ hướng dẫn hướng dẫn một đề tài thạc sỹ về nuôi cá chép, trắm bằng đậu tằm và thời gian tới, ông sẽ đề xuất với lãnh đạo xin thực hiện đề tài khoa học chính thức về việc nuôi cá giòn.

Vậy cá giòn có nguồn gốc từ đâu? Ban đầu, đây là loại cá giòn được nhập khẩu từ Liên bang Nga và Hungary. Sau đó, một số hộ chăn nuôi đã sáng tạo bằng cách lai tại giống cá giòn nhập khẩu từ châu Âu với cá trắm Việt Nam và hiện nay, sự sáng tạo lên đến độ tài tình là cho cá chép và cá trắm Việt Nam ăn đậu tằm để trở thành “cá giòn”.

Vấn đề đặt ra ở đây là: lâu nay người nông dân Việt Nam vẫn nuôi trồng thủy, hải sản theo hình thức tự phát, bởi vậy, đa số các hộ đều nuôi theo phong trào, khi thất bại thì người nông dân hoàn toàn gánh chịu. Vậy trách nhiệm  của các nhà quản lý và các nhà khoa học ở đâu?

Các nhà quản lý ở đây chính là Chi Cục thủy sản các địa phương, Tổng cục Thủy sản- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Người tiêu dùng và các hộ chăn nuôi đang chờ đợi câu lời chính thức từ các cơ quan này.

Mặt khác, dư luận cũng đang chờ đợi một sự lên tiếng chính thức của các nhà khoa học: cá chép, cá trắm thường, cho ăn đậu tằm và trở thành cá giòn là vì sao? Hạt đậu tằm có tác dụng làm cho cá chép, cá trắm thường trở thành cá giòn hay không? Ăn loại cá này có hại có sức khỏe hay không?

Có lẽ câu chuyện về loại cá chép, cá trắm giòn cũng chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Cần một sự quản lý, cần một sự lên tiếng đầy trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các nhà khoa học./.

VOV1
Đăng ngày 02/07/2013
Nguyễn Thu Hà
Nuôi trồng

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:13 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 15:13 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 15:13 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:13 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 15:13 18/12/2024
Some text some message..