Cá chết hàng loạt ở An Giang do doanh nghiệp xả thải?

Đầu năm 2016, gần 1000 tấn cá thuộc hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp đồng loạt chết sạch trong ba ngày khiến người dân vô cùng hoang mang. Bức xúc và không đồng tình với kết quả giám định của các cơ quan chức năng địa phương, hơn 100 hộ dân đã gửi đơn đề nghị các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc làm rõ nguyên nhân.

ô nhiễm
Cty Toàn Cầu tuy là chế biến lương thực xuất khẩu nhưng nước thải cùng bùn thải vương vãi nhiều nơi trong khu sản xuất rất mất vệ sinh và độc hại

Chờ kết quả của Cảnh sát Môi trường

Sau khi cơ quan chức năng địa phương công bố kết quả ban đầu về việc cá chết hàng loạt từ ngày 4 - 6/2/2016, người dân đã bức xúc cho rằng kết quả đó không đúng thực tế.

Trước đó, cơ quan chức năng đã lấy mẫu tại 6 điểm từ cây số 9,5 đến số 11, thuộc ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. DO (lượng oxy trong nước) đo được tại khu vực cá chết hàng loạt dao động 1,69-2,12mg/l, rất thấp so ngưỡng oxy cần thiết cho nuôi trồng thủy sản DO ≥ 4mg/l (theo QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thuỷ sinh). Trước mắt, đoàn kiểm tra xác định cá chết do thiếu oxy cục bộ.

Ngày 16/2, ông Võ Hùng Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang cho biết, các yếu tố làm thiếu oxy hòa tan do mật độ nuôi cao, lượng thức ăn dư thừa kết hợp với chất thải từ cá vào nguồn nước làm môi trường nước gia tăng chất hữu cơ, dẫn tới hiện tượng làm phát triển tảo tranh giành oxy với cá. Mực nước thấp và dòng chảy yếu tạo nên hiện tượng thiếu oxy cục bộ.

Với kết luận như vậy, các hộ dân nuôi cá tại đây không đồng tình. “Chúng tôi đã nuôi cá hơn 20 năm, làm sao có chuyện cho cá ăn dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. Hơn nữa, suốt bao nhiêu năm qua vẫn với hình thức nuôi đó, với mật độ cá nuôi như vậy, dùng lượng thức ăn như cũ sao cá không chết!? Nếu có chết thì chết từ từ và chỉ một phần chứ đâu phải tất cả cá đồng loạt chết như vậy.”- ông Nguyễn Văn Nhàn (xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, An Giang) bị thiệt hại hơn 4 tỷ đồng bức xúc.

Trao đổi với PLVN ông Trần Anh Thư – Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: “Sở phối hợp cùng các cơ quan, ban ngành tiến hành phân tích và đã loại trừ nguyên nhân cá chết do dịch bệnh. Việc thiếu DO cục bộ do nhiều nguyên nhân khác và không loại trừ nguồn nước bị nhiễm độc.

Cùng với việc tìm hiểu nguyên nhân, Sở đã lên kế hoạch tham mưu cho UBND tỉnh hỗ trợ người dân bị thiệt hại theo từng mức độ. Bên cạnh đó, Viện Nuôi trồng thủy sản II cũng khẳng định cá chết không phải do mật độ nuôi hay thức ăn dư thừa gây ra. Tất cả các vấn đề còn phải chờ vào kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát Môi trường và các cơ quan chuyên môn khác…

Con số thực tế người dân phản ánh về mức độ thiệt hại lên đến hơn 70 tỷ đồng chứ không phải hơn 15 tỷ đồng như những thông tin trước đó. Trường hợp cao nhất là của ông Huỳnh Văn Hiên (xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, An Giang) với tổng thiệt hại 8,5 tỷ đồng, diện tích nuôi 7 bè với 7 vèo cá, thiệt hại hơn 95% cá He, Rô Phi.

Thấp nhất cũng gần cả tỷ đồng là ông Nguyễn Thanh Ngân (ấp Phú Hòa A, xã Phú Thuận A, Hồng Ngự, Đồng Tháp) ngậm ngùi nói: “Gia đình tôi bị thiệt hại hơn 1 tỷ đồng và còn thiếu ngân hàng hơn 200 triệu đồng. Đó là chưa kể gia đình tôi còn thiếu bên ngoài và đại lý thức ăn cho cá, trong khi khả năng hiện tại không thể tái cơ cấu để tiếp tục nuôi cá”. Theo ghi nhận của PLVN, còn rất nhiều gia đình đang đứng bên bờ phá sản và không có khả năng trả nợ. 


Bùn được múc từ nơi chứa nước thải, sau đó để tràn lan bên cạnh khu canh tác của bà con nông dân

Xả thải làm chết cá hàng loạt?!

Nhằm hỗ trợ và cùng nông dân vượt qua khó khăn trước mắt, ông Nguyễn Phú Cường (Chủ đại lý thức ăn nuôi trồng thủy sản) cho biết: ông đã cung cấp cho nhiều hộ nuôi cá nơi đây trong thời gian hơn 10 năm. Đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy tất cả người nuôi cá nơi đây trắng tay trước ngày thu hoạch như vậy. Có những hộ còn thiếu ông từ vài trăm triệu đến ba, bốn tỷ đồng nên ông đã khoanh nợ để bà con yên tâm tái cơ cấu sản xuất”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, người dân cho rằng cá chết bất ngờ hàng loạt là do nước thải từ nhà máy làm gạo đồ của Công ty CP Toàn Cầu. Trả lời PLVN, ông Trần Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty CP Toàn Cầu cho biết nhà máy sản xuất gạo đồ từ năm 2010 và không có việc thải chất thải ra sông.

Nhà máy vận hành chế độ xử lý chất thải theo mô hình khép kín, không có việc gây ảnh hưởng môi trường xung quanh. Tuy nhiên, vào khoảng năm 2011, nhà máy từng bị Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang xử phạt về hành vi để chất thải cột B tràn ra sông.

Bên cạnh đó, người dân không chỉ “tố” Công ty này xả chất thải làm ô nhiễm nguồn nước mà còn “tố” Công ty gây ô nhiễm không khí trầm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân xung quanh. Những gia đình sống phía sau Công ty này đều không chịu nổi cảnh khói bụi và không khí bẩn nên lần lượt dọn đi hoặc đóng cửa kính chắn bụi. Riêng một số hộ dân không có điều kiện thì cam chịu ở lại. Họ chỉ còn biết trông chờ vào các cơ quan chức năng đến xử lý. Nhưng đến nay vẫn chưa có việc nhắc nhở hay xử lý nào từ các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương.

Thực tế việc người dân “tố” Công ty Toàn Cầu không phải là không có cơ sở. Quan sát xung quanh Công ty bán kính 100m, tất cả cây cối không còn màu xanh của lá mà thay vào đó là màu nâu đen của khói bụi. Theo ghi nhận của phóng viên tại Công ty Toàn Cầu, khói bụi bao phủ toàn bộ không gian sản xuất mà mắt thường có thể thấy rõ. Chúng tôi còn phát hiện bên cạnh khu ngâm lúa còn có khu chứa hóa chất.

Chất thải và bùn thải độc hại tràn ra bên ngoài chứ không phải xử lý theo kiểu khép kín mà ông Thanh nói. Điều đáng lưu ý là toàn bộ công nhân nơi đây không mặc bảo hộ lao động, kể cả nhân viên làm bên khâu xử lý chất thải. Ngoài ra, nơi chứa chất thải cũng được phản ánh là tràn ra khu vực trồng lúa mà bà con đang canh tác.

Chị Nguyễn Thị Thủy (28 tuổi, ở số 11 ngay kho Toàn Cầu gần bãi tro thải của Nhà máy Toàn Cầu) cho biết, chị và những người khác đã phản ánh rất nhiều lần nhưng đâu vẫn vào đó, không có gì thay đổi.

“Tro thải quanh năm suốt tháng. Ở đây, 10 người thì 9 người đã bị viêm mũi nhưng cũng phải chịu, không biết làm sao nữa; đi ra vườn là bị dị ứng, mụn nổi đầy người do bụi của nhà máy gây ra. Nhà lúc nào cũng quét nhưng không bao giờ hết tro bụi, tôi rất lo lắng cho sức khỏe của con nhỏ nhưng chẳng biết kêu với ai” – vừa nói chị Thủy lấy tay quét nhẹ trên nền gạch chìa cho chúng tôi thấy bụi bám đen cả bàn tay chị.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin đến bạn đọc.

Trước nhiều thông tin trái chiều về vụ việc nói trên, ngày 26/2, chúng tôi đến Sở TN&MT để tìm hiểu. Tại đây, bà Thái Mỹ Anh - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường đã phủ nhận toàn bộ kết quả báo cáo nguyên nhân về việc cá chết hàng loạt trước đó. Bà Anh nói: “Mọi thông tin, kết quả về nguyên nhân dù đúng hay sai đều phụ thuộc vào sự chỉ đạo của UBND tỉnh”. Dự kiến sẽ có công bố chính thức vào ngày 29/2/2016. 

Báo Pháp Luật VN, 29/02/2016
Đăng ngày 29/02/2016
Long Đỉnh - Thành Thật
Nuôi trồng

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 21:33 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 21:33 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 21:33 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 21:33 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 21:33 27/12/2024
Some text some message..