Cá chết hàng loạt trên sông La Ngà, bao giờ mới xử lý dứt điểm?

Người dân ở đây cho rằng, hiện tượng cá chết khá bất thường và nằm trong một vùng nhất định. Cụ thể, chỉ những bè cá nằm gần cầu La Ngà, phạm vi cách hai phía cầu khoảng 300 m mới có cá chết...

cá chết trắng
Cá chết trên sông La Ngà đã từng diễn ra nhưng chưa được xử lý dứt điểm

Sau hơn chục ngày xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông La Ngà, Đồng Nai (5/5/2016), gây thiệt hại hàng tỷ đồng, bà con nơi đây mong cơ quan chức năng sớm xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm, hỗ trợ các hộ bị thiệt hại để tiếp tục sản xuất, ổn định cuộc sống…

Vừa qua, làng bè La Ngà (xã La Ngà, huyện Định Quán, Đồng Nai) gặp rất nhiều khó khăn sau khi hàng loạt bè cá tại đây bị thiệt hại nghiêm trọng do hiện tượng cá chết bất thường không rõ nguyên nhân. Hiện tại, rất nhiều hộ vay tiền nuôi cá tại đây lâm cảnh nợ nần, người nợ ít vài chục triệu, người nhiều vài trăm triệu đồng.

Gia đình anh Nguyễn Văn Khoái (ấp 1, xã La Ngà) bị thiệt hại hơn 18 tấn cá diêu hồng, hầu hết cá đang chuẩn bị xuất bán. Anh cho biết: “Cá diêu hồng đều có trọng lượng bình quân từ 0,5 – 1 kg/con. Giá thời điểm hiện tại là 33.000 đồng/kg, vị chi thiệt hại tới 600 triệu đồng”.

Còn người chị của anh Khoái ở cách vài bè cá cũng thê thảm không kém. Chị Dương Hồng Tươi nuôi 4 bè với tổng cộng 30 tấn cá, nhưng chỉ trong 1 đêm đã chết hơn 7 tấn. Số cá còn lại nhờ chị huy động người làm kịp thời kéo ra vùng nước sạch nên may mắn giữ được. Chị cho biết: “Đợt này tôi vay mượn 500 triệu để làm ăn, đầu tư toàn bộ vào đàn cá, giờ đây cá chết, hàng trăm bao cám mua thiếu đã sắp đến kỳ hạn thanh toán. Chỉ trong một đêm, tôi mất trắng hơn 200 triệu đồng”.

Người dân ở đây cho rằng, hiện tượng cá chết khá bất thường và nằm trong một vùng nhất định. Cụ thể, chỉ những bè cá nằm gần cầu La Ngà, phạm vi cách hai phía cầu khoảng 300 m mới có cá chết, còn những hộ cách xa thì không có vấn đề gì. Những hộ nào phát hiện sớm, kéo nhanh bè cá ra xa khỏi khu vực cầu La Ngà cá đều sống sót. Do đó, người dân loại bỏ hoàn toàn nghi vấn cá chết do thời tiết thay đổi.

Được biết, những bè cá chết đều nằm gần một số nhà máy lớn ở Định Quán nên cũng có ý kiến nghi vấn: Có hay không chuyện xả thải bất hợp pháp?

Theo anh Khoái, trước khi cá chết, anh có kiểm tra nguồn nước thì phát hiện nước đổi màu đục, hơi có màu bạc, mùi hôi.

Sau đó, tất cả cá trong bè đồng loạt ngoi lên mặt nước, há miệng rồi bắt đầu chết dần, chìm xuống nước, sau đó nổi trắng bụng đầy mặt sông. Thông tin này cũng được nhiều hộ trong làng bè xác nhận, họ thấy nước đổi màu, có biểu hiện bất thường nhưng do chủ quan, nghĩ là do dòng nước nên không đi kiểm tra cá.


Cá chết được đưa vào bao tải bán cho các nhà vườn làm phân

Họ cho rằng, nếu trường hợp cá thiếu ôxi thì chúng sẽ bơi vòng vòng trên mặt nước khá lâu, sau đó mới ngóc miệng lên thở. Đằng này, vừa mới cho ăn được một lúc thì đã xảy ra chuyện.

Người dân ở đây cũng bác bỏ việc dịch bệnh xảy ra trên cá, vì nếu do bệnh phải xảy ra đồng loạt, thời gian phát bệnh cũng lâu chứ không phải 1 - 2 tiếng mà chết hết toàn bộ. Hơn nữa, thời gian kiểm tra bè của người dân rất thường xuyên vì hầu hết cá đều sắp xuất bán, nếu chúng có triệu chứng lạ sẽ phát hiện ngay.

Trao đổi với chúng tôi, ông Sần Sì Hồ - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Định Quán cho biết: “Mẫu xét nghiệm nước và cá vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh và sẽ có kết luận sớm nhất. Theo tin báo từ các chuyên viên thủy sản của huyện, thì sau quá trình khảo sát ở sông La Ngà cho thấy mức ôxi ở sông thấp hơn nhu cầu tối thiểu để cá phát triển. Theo đó, mức ôxi yêu cầu để cá phát triển là 4 chấm, nhưng khi đo tại sông chỉ đạt 3 chấm”.

Người dân bị thiệt hại do cá chết bất thường tại đây rất mong cơ quan chức năng sớm xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm, hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại.

Nông Nghiệp Việt Nam, 19/05/2016
Đăng ngày 20/05/2016
Ngô Trường
Dịch bệnh

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 00:21 06/02/2025

Cá có ngủ không? Và những sự thật kỳ lạ dưới lòng đại dương

Nhắc đến giấc ngủ, chúng ta thường hình dung đến những trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối như nhắm mắt, nằm yên và thư giãn.

Cá
• 00:21 06/02/2025

Thuần hóa tôm giống

Trong quá trình nuôi tôm, bước thuần hóa tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp tôm giống thích nghi với môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa sốc môi trường và các rủi ro về sức khỏe. Nếu thực hiện tốt, việc thuần hóa sẽ giúp tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và giảm nguy cơ bệnh tật.

tôm giống
• 00:21 06/02/2025

Sự thật về rùa tai đỏ và lý do chúng bị cấm nuôi

Rùa tai đỏ là một trong những loài rùa cảnh được nuôi phổ biến tại Việt Nam. Với màu sắc bắt mắt và khả năng thích nghi tốt, nhiều người yêu thích và chọn nuôi chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng loài rùa này tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường và pháp lý. Liệu nuôi rùa tai đỏ có hợp pháp không? Chúng có gây hại gì không? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu kỹ tất tần tật về rùa tai đỏ trong bài viết dưới đây!

Rùa tai đỏ
• 00:21 06/02/2025

Phân biệt và lựa chọn tôm giống chất lượng cao

Trước nhu cầu con giống tăng và sự tràn lan của nhiều cơ sở nhỏ lẻ nhập khẩu tôm bố mẹ không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp, giá rẻ để sản xuất giống thì việc chọn giống tốt, sạch bệnh được xem là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thành công của vụ nuôi.

Tôm giống
• 00:21 06/02/2025
Some text some message..