Cá cổ đại đầu dài nửa mét

Loài cá thân dẹp, đầu dài tới nửa mét tồn tại dưới lòng đại dương 92 triệu năm trước bằng cách ăn sinh vật phù du.

hoa thach ca dau to
Các mẫu hóa thạch của loài cá có phần đầu to lớn giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự phân bố của sinh vật này trong thời cổ đại. Ảnh: Robert Nicholls

Các nhà nghiên cứu cho hay đã xác định thêm hai dạng mới của Rhinconichthys, loài cá ăn sinh vật phù du sống trong kỷ Phấn Trắng, thời kỳ khủng long còn thống trị mặt đất. Đây là loài cá có chiều dài hơn 1,8 m, phần đầu to lớn và khoảng cách giữa hai hàm hở rộng. Chung số phận với các sinh vật cùng thời, Rhinconichthys đã tuyệt chủng sau thảm họa thiên thạch đâm vào Yucatan Peninsula, Mexico 66 triệu năm trước.

Trước khi nghiên cứu được công bố, các nhà khoa học mới biết một loài Rhinconichthys. Phát hiện mới nâng tổng số loài lên 3 và chứng minh rằng sinh vật biển cổ đại này phân bố hầu như khắp thế giới, nhóm nghiên cứu kết luận.

"Dựa trên nghiên cứu mới, chúng ta hiện biết được 3 loài Rhinconichthys khác nhau, sống ở 3 khu vực riêng biệt trên Trái Đất, mỗi loài được đại diện bởi một hộp sọ hóa thạch", đồng tác giả nghiên cứu Kenshu Shimada, nhà cổ sinh vật học tại đại học DePaul, Chicago, Mỹ cho biết. "Điều này cho thấy sự ít ỏi trong thông tin mà con người thu thập được về sự đa dạng sinh vật xuyên suốt lịch sử Trái Đất".

Shimada lần đầu nhìn thấy hóa thạch Rhinconichthys cách đây 30 năm trong văn phòng của người thầy Teruya Uyeno, từng giữ cương vị quản lý Bảo tàng quốc gia khoa học và tự nhiên Nhật Bản.

Sau đó, vào năm 2010, ông và các đồng nghiệp khai quật được hóa thạch một con Rhinconichthys tại Anh, đặt tên là R.taylori. "Lúc đó chúng tôi không hề nghĩ rằng sinh vật này lại đa dạng và phân bố khắp Trái Đất như vậy", Shimada nói.

Năm 2012, nhóm nghiên cứu lại phát hiện mẫu hóa thạch khác tại đông nam Colorado, Mỹ. Hóa thạch có tên R.purgatoirensis, đặt theo thung lũng sông Purgatoire nơi nó được tìm thấy. Đội khai quật khi đó phải mất hơn 150 giờ mới di chuyển được mẫu vật nguyên vẹn ra khỏi đất đá xung quanh.

Rhinconichthys
Hóa thạch các loài Rhinconichthys tại các khu vực khác nhau trên Trái Đất. Ảnh:K.Shimada

Trong nghiên cứu công bố trên tập san Cretaceous Research ngày 28/1, các nhà khoa học mô tả mẫu vật ở Colorado và phân tích lại hóa thạch được phát hiện trước đây tại Hokkaido, Nhật Bản có tên R.uyenoi (theo tên Teruya Uyeno). Từ đây, họ có thêm cơ sở để hiểu sâu hơn cuộc sống dưới lòng đại dương cổ.

Theo Livescience, Rhinconichthys là một phần của họ cá Pachycormids, trong đó bao gồm những loài cá thuộc lớp cá xương lớn nhất được biết đến trên hành tinh. Họ Pachycormids đã tuyệt chủng và không còn hậu duệ nào ngày nay, song vào thời hoàng kim, chúng tồn tại với kích thước lớn. Chẳng hạn, tất cả các loài Rhinconichthys biết đến cho tới nay đều có thân dẹp, dài gần hai mét, trong đó phần đầu to lớn chiếm tới 0,5 m.

Rhinconichthys còn sở hữu phần miệng khủng với khoảng trống lớn ở hai hàm, trông giống như nhân vật rối Muppet, nhà nghiên cứu Shimada mô tả. Cặp xương có tên hyomadibulae tạo thành bẩy hình chèo, làm cho hàm mở to, giúp chúng hút đầy miệng các sinh vật phù du trong nước biển.

"Những con pachycormids thực sự đã "vơ vét" hết phù du dưới đại dương với lượng tiêu thụ ở tầm công nghiệp", Shimada nói. "Con cá có cái miệng há rộng giống một chiếc ống đường kính 0,3 m, hút vào một lượng lớn nước biển rồi lọc lấy sinh vật phù du nhờ bộ mang lớn".

cá rhinconichthys
Các loài cá Rhinconichthys có đặc trưng là phần miệng rộng, khoảng hở giữa hai hàm lớn giống như nhân vật rối Muppet. Ảnh: K. Shimada

Thực đơn phù du, hay còn gọi là "planktivorous" ngày nay vẫn còn được nhiều loài động vật biển có xương sống sử dụng, như cá voi xanh, cá đuối hay cá mập voi. Nhờ những phát hiện về Rhinconichthys, các nhà nghiên cứu biết rằng cách thức kiếm ăn này đã tồn tại trong suốt thời kỳ Đại Trung Sinh, khi mà khủng long vẫn còn tồn tại.

"Những kiến thức con người biết được chỉ giống như vài vết xước nhỏ trên bề mặt rộng lớn của hệ sinh thái phức tạp dưới lòng đại dương trong kỷ nguyên của khủng long khi đó", Shimada nhận xét.

Vnexpress, 19/02/2016
Đăng ngày 20/02/2016
Thu Hiền
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Cung cấp năng lượng cho hoạt động nuôi biển xa bờ: Hydro có thể là giải pháp bền vững?

Nuôi biển xa bờ được xác định bằng nhiều tiêu chí khác nhau như độ sâu nước, khoảng cách từ bờ, mức độ tiếp xúc với sóng và ranh giới quyền tài phán (Gentry et al., 2017b). Một định nghĩa chung được áp dụng rằng nuôi biển xa bờ diễn ra ở vùng biển khơi với sự tiếp xúc đáng kể với tác động của gió và sóng (Lader và cộng sự, 2007, Fredriksson và cộng sự, 2003), đòi hỏi thiết bị và tàu phục vụ có khả năng hoạt động trong điều kiện biển khắc nghiệt (Drumm, 2010, Tsukrov và cộng sự, 2000).

Nuôi thủy sản xa bờ
• 14:30 07/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 10:28 02/05/2024

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Nguồn tín chỉ carbon xanh dương từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là nguồn tín chỉ carbon xanh dương - sản phẩm đắt tiền và cao cấp của tự nhiên và Việt Nam có tiềm năng lớn. Số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tổng diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam khoảng 200.000 ha. Với diện tích này, Việt Nam đứng top đầu trong các quốc gia có diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới. Theo đánh giá với 1ha rừng ngập mặn có khả năng hấp thụ carbon cao gấp 5 lần so với 1ha của rừng trên cạn.

Rừng ngập mặn
• 13:46 08/05/2024

Hiện tượng tẩy trắng san hô: Hệ quả của biến đổi khí hậu

Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), năm 2024 được dự đoán là thời điểm mà chúng ta sẽ phải đối mặt với hiện tượng tẩy trắng san hô trên toàn cầu lần thứ tư sau ba đợt tẩy trắng trước đó lần lượt vào năm 1998, 2010 và 2014 - 2017.

San hô
• 13:46 08/05/2024

Vệ sinh các thiết bị nuôi tránh gây lây nhiễm ở vụ sau

Ngoài việc thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật chuẩn bị, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh và cải tạo kỹ ao cũ để đảm bảo chất bẩn, vi khuẩn có hại, dịch bệnh được xử lý triệt để cho ao tôm trước khi bắt đầu vụ mới. Thì bà con cũng cần quan tâm và đảm bảo vệ sinh đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Vậy, làm thế nào để vệ sinh các thiết bị tránh gây lây nhiễm ở vụ sao đúng cách và an toàn. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Thiết bị ao nuôi tôm
• 13:46 08/05/2024

Một số giải pháp kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết tiếp tục thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Ao nuôi tôm
• 13:46 08/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 13:46 08/05/2024