Cá có uống nước không?

Cá có uống nước không? Những loài cá sống trong nước ngọt lẫn nước mặn như cá hồi thì sao?

Cá nóc
Cá có khát nước hay uống nước không?

Bạn có biết chính xác rằng mình khát khi nào? Bạn có thể gặp hàng loạt các triệu chứng khát nước, trong số đó có khô miệng, mệt mỏi, giảm lượng nước tiểu, chóng mặt và thể lực kém. Khi bạn thực sự khát – giống như kẻ bộ hành bị lạc đường trên sa mạc mà không tìm được bất kỳ loại nước giải khát nào – bạn đơn giản là thèm được uống nước, thậm chí đôi khi khát đến mức độ mà bạn không thể nghĩ ngợi đến bất cứ điều gì khác nữa. Sự thôi thúc mạnh mẽ đó là thứ giữ cho cơ thể chúng ta không bị mất nước ở mức độ nguy hiểm.

Nhưng cũng chính vì vậy mà chúng ta không thể đặt mình vào vị trí của một con cá được. Không có cách nào giúp chúng ta nhận biết được cá cảm thấy khát ra sao, hoặc liệu chúng có uống nước không. Christopher Kenaley - giáo sư sinh học tại Đại học Boston nói: “Tôi nghĩ rằng khát là một phản ứng nhận thức đối với quá trình hydrat hóa và phản ứng này rất khó để đi vào não của một con cá. Tuy nhiên, chúng tôi biết khá nhiều thông tin về cách mà cá điều tiết cân bằng nước.”

Dù chúng có khát nước (hoặc thiếu nước), những sinh vật này vẫn cần hydrat hóa để tồn tại. Chúng điều tiết cân bằng nước thông qua một quá trình được gọi là sự điều hòa áp suất thẩm thấu, rất phổ biến với nhiều loài động vật có xương sống khác bao gồm cả con người.

Về cơ bản, Kenaley nói rằng sự điều hòa áp suất thẩm thấu duy trì lượng muối và nước thích hợp trong cơ thể, nhờ hai cơ quan chính tạo điều kiện cho quá trình này diễn ra. Đầu tiên, thận hoạt động giúp duy trì nồng độ muối, tiếp đó, mang cá có các tế bào đặc biệt hỗ trợ việc trao đổi nước và muối với môi trường.

Đáng chú ý là quá trình này có thể thay đổi ít hay nhiều phụ thuộc vào môi trường sống của cá.

Cá nước ngọt và cá nước mặn

Cá nước ngọt không tích cực uống nước vì nó làm loãng máu và dịch cơ thể của chúng. “Thách thức của một con cá nước ngọt khác hẳn so với một con cá nước mặn. Đối với loài cá nước ngọt, máu và các mô sẽ mặn hơn nhiều so với môi trường bên ngoài, do đó nước sẽ chảy theo đường thẩm thấu này, tức là cơ thể chúng sẽ trở thành một miếng bọt biển mặn. Vì vậy, thách thức trong trường hợp này là chúng phải giữ cho nước không làm loãng cơ thể. Để chống lại điều này, thận của cá nước ngọt sẽ thải rất nhiều nước ra khỏi máu và tiết ra nước tiểu rất loãng”, Kenaley viết. Ông giải thích rằng cá nước ngọt hầu như luôn hấp thụ số nước tiểu loãng này, trong khi mang của chúng liên tục bơm muối trở lại cơ thể bằng cách sử dụng các tế bào muối đặc biệt.

Mặt khác, các loài cá nước mặn hoặc sinh vật đại dương thường uống nước qua miệng để giữ nước cho cơ thể. Thách thức ở đây là chúng phải tránh mất nước nhiều hơn ra ngoài môi trường – và tránh để thừa muối trong cơ thể. Theo Kenaley, “Thận của chúng loại bỏ muối và giữ nước trong khi các tế bào muối trong mang của chúng bơm muối vào nước. Bằng cách sử dụng các biện pháp khác nhau để trao đổi muối và nước, cơ thể của cá nước mặn và cá nước ngọt đều được hydrat hóa và mặn như nhau.”

Còn cá vừa sống ở nước ngọt và nước mặn như cá hồi thì sao?

Những loài cá sống trong nước ngọt lẫn nước mặn như cá hồi thì sao? Rebecca Asch - giáo sư trợ lý sinh học thủy sản tại Đại học East Carolina cho biết, “Khi cá hồi trưởng thành, chúng sẽ di cư vào chỗ nước ngọt để sinh sản, thường sẽ có một “khu vực tổ chức”, nơi mà cá hồi sẽ được tập huấn trước khi di cư. Khu vực tổ chức này là nơi để cá tập tiếp xúc với vùng nước lợ (ít ngọt hơn) nhằm giúp chúng có thể thích nghi với môi trường này trước khi di chuyển đến khu vực sinh sản.”

cá hồi vượt thác
Cá hồi vượt thác đến vùng nước ngọt để sinh sản

Khi biến đổi khí hậu khiến các vùng biển trên thế giới nhanh chóng ấm lên, những loài cá như cá hồi có thể gặp phải các điều kiện biến đổi nhanh liên quan đến sự ổn định nhiệt độ từ các dòng nước trên toàn cầu. Điều này có thể làm thay đổi đáng kể cách mà cá điều tiết cơ thể theo tính chất của vùng nước.

Asch nói rằng trong một số trường hợp, các tảng băng biển vỡ ra và trôi nổi tự do trong khu vực nuôi cá hồi do nhiệt độ tăng lên, “Sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt sẽ không xảy ra quá nhiều vì băng biển tạo ra một lượng nước ngọt lớn khi nó tan chảy, nó trở thành một rào cản ngăn chặn sự pha trộn này.” Trong viễn cảnh đó, rào cản này sẽ ngăn cản cá hồi tiếp xúc với nước lợ, làm chậm khả năng thích ứng của chúng với các hàm lượng muối khác nhau trong môi trường nước.

Tất cả các loài động vật đều có thể uống một chút nước biển (chiếm khoảng 3,5% muối theo khối lượng), nhưng nó sẽ không khiến bạn khát ngay, mà sau một khoảng thời gian bạn mới thấy khát và ngày càng khát hơn vì cơ thể bạn đang sử dụng nước để loại bỏ lượng muối dư thừa trong máu. Những con cá nước ngọt đắm mình trong nước biển cũng sẽ có những trải nghiệm tương tự, cuối cùng chúng sẽ chết khi cơ thể chúng bị mất nước quá mức.

Theo Howstuffworks

VOH
Đăng ngày 30/10/2019
Thúy Vy

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 10:53 28/06/2024

Enrofloxacin có hại hay lợi khi sử dụng trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành công nghiệp quan trọng đối với nhiều nông dân Việt Nam, góp phần không nhỏ vào nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Trong quá trình nuôi tôm, việc sử dụng kháng sinh để phòng và điều trị bệnh là điều không thể tránh khỏi.

Kháng sinh
• 10:37 20/06/2024

Phụ gia thức ăn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cá heo sọc

Colossoma macropomum – Wikipedia tiếng ViệtPhụ gia thức ăn dinh dưỡng làm giảm tác động bất lợi của stress vận chuyển trong hệ thống miễn dịch của cá heo sọc (Colossoma macropomum)

Cá heo sọc
• 13:53 19/06/2024

Thực khuẩn thể kiểm soát lây nhiễm Aeromonas Hydrophila trên cá

Thể thực khuẩn ngày càng được sử dụng làm tác nhân kiểm soát sinh học chống lại vi khuẩn gây bệnh. Một báo cáo phân lập được thực khuẩn thể Akh-2 từ đảo Geoje, Hàn Quốc kiểm soát bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Cá
• 11:03 17/06/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 21:13 30/06/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 21:13 30/06/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 21:13 30/06/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 21:13 30/06/2024

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030

UBND tỉnh Bình Đinh ban hành Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030 tại phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (giai đoạn 1) do Công ty CP Cảng Quy Nhơn làm chủ đầu tư. Quyết định này điều chỉnh cho Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh.

Cảng Quy Nhơn
• 21:13 30/06/2024
Some text some message..