Cá cơm "Vươn khơi -Xuất ngoại" trên bản đồ thế giới

Từ một loài cá rẻ tiền, chủ yếu được dùng để làm mắm, nhưng nhờ biết cách sơ chế, bảo quản, người dân Quảng Ngãi đã đưa cá cơm vươn tầm, xuất khẩu, mang lại thu nhập khá.

Cá cơm xuất ngoại
Cá cơm được ngư dân Tịnh Kỳ khai thác được, sau đó được cơ sở chế biến thu mua về chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước. Ảnh: Ngọc Viên

Ngư dân huyện đảo Lý Sơn và ngư dân xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi là 2 địa phương tập trung nhiều chủ tàu chuyên đánh bắt cá cơm.

Mùa đánh bắt cá cơm bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hằng năm.

Tàu đánh bắt cá cơm xuất bến khoảng 14h chiều và trở về bến khoảng 8h sáng hôm sau. Chỉ tính riêng tại xã Tịnh Kỳ, TP Quang Ngãi mỗi ngày có 15-20 tàu công suất lớn cập bến để bán cá cớm, với giá dao động từ 11.000-30.000 đồng/kg (giá cá tùy theo chất lượng).

Để nâng cao giá trị cho cá cơm được đánh bắt từ ngư trường Hoàng Sa, nhiều chủ cơ sở chế biến cá cơm ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi đã chủ động chế biến, sơ chế, bảo quản cá cơm nhằm giữ lại độ tươi lâu hơn, xuất sang thị trường Trung Quốc, Malaysia… với giá cao hơn gấp nhiều lần.

Hấp cá cơmCông đoạn hấp cá cơm. Ảnh: Ngọc Viên

Bà Nguyễn Thị Liêu (63 tuổi) trú thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ cho biết: “Để có được những mẻ cá cơm khô thành phẩm, trước hết, cá phải được rửa sạch, rải đều lên mặt vỉ, rồi sau đó đưa vào lò hấp.

Sau khi chín, được mang ra phơi nắng, và phải liên tục trở đều để cá được tươi ngon, săn chắc. Mỗi ngày cơ sở của tôi hấp khoảng 5 tấn cá cơm tươi để phơi khô.

Trung bình 3 tấn cá tươi làm xong phơi khô còn lại 1 tấn, thương lái thu mua cá khô khoảng 50.000-80.000 đồng/kg (giá cá tùy theo chất lượng)”.

Đi dọc thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ những ngày này, đâu đâu cũng phảng phất mùi cá cơm thơm lừng hòa vị mặn mòi của biển cả.

Phơi khô cá cơmCá cơm được phơi khô, sau đó được sơ chế, phân loại, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Ảnh: Ngọc Viên

Theo nhiều ngư dân, những năm trước, cá cơm sau khi được đánh bắt về chủ yếu dùng để muối mắm, tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, người dân, chủ cơ sở chế biến cá cơm đã “biến tấu” cá cơm thành nhiều sản phẩm đa dạng hơn, từ đó giá cá cơm cũng được nâng cao, tạo nguồn thu nhập khấm khá cho người dân vùng biển chuyên nghề đánh bắt, chế biến cá cơm.

Hiện xã Tịnh Kỳ có 10 cơ sở sản xuất cá cơm khô. Mỗi cơ sở giải quyết được việc làm cho 10 – 20 lao động tùy vào quy mô lớn nhỏ với mức thu nhập từ 200.000 đồng – 350.000 đồng mỗi ngày.

Cá cơm khô ngày càng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, vì vậy, nhiều lò sơ chế cá “đỏ lửa” từ sáng sớm đến tối mịt để chạy đua với mùa cá cơm.

Sơ chế cá cơmSơ chế cá cơm sau khi được phơi khô. Ảnh: Ngọc Viên

Ông Nguyễn Hoài Thanh - Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết: “Tịnh Kỳ là địa phương nổi tiếng với nghề đánh bắt, sơ chế cá cơm. Cá cơm được phơi khô, bán cho thương lái giá thành cao hơn so với bán tươi và muối mắm, nên góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Việc các cơ sở chế biến cá cơm ngày càng linh hoạt hơn trong việc tiếp cận thị trường, xuất khẩu cá cơm sang nước ngoài cũng góp phần nâng cao giá trị cá cơm. Cá cơm được tiêu thụ mạnh, đời sống ngư dân vì thế cũng khá, giúp ngư dân vững tin vươn khơi bám biển.

Báo Lao động
Đăng ngày 14/03/2023
Viên Nguyễn
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 04:39 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 04:39 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 04:39 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 04:39 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 04:39 19/11/2024
Some text some message..