Cá đặc sản chết trắng lồng, ngư dân lâm cảnh nợ nần

Chỉ trong vài giờ, hàng chục tấn cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá hồng mỹ, cá mú... của ngư dân huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) chết trắng lồng khiến bà con hoang mang, nhiều gia đình bỗng chốc lâm cảnh nợ nần chồng chất.

cá chết
Chỉ trong vài giờ, hàng chục tấn cá đặc sản có giá trị kinh tế cao của ngư dân xã Hải Thanh và Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chết nổi trắng lồng. Ảnh: Lê Hoàng

 Vài ngày sau sự cố cá lồng chết hàng loạt, nhiều ngư dân xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) vẫn chưa hết bàng hoàng. Nhiều người tiếc của ngồi thất thần bên con đê biển và phía các chòi canh lồng cá.

Theo phản ánh của các hộ dân nuôi cá lồng đặc sản trên sông Kênh Than (thuộc xã Hải Thanh), sau trận mưa lớn đêm 23, rạng sáng 24/7, gần như toàn bộ số cá bà con nuôi trong lồng bị chết sạch. Hàng trăm ô nuôi, ước tính cả trăm tấn cá chỉ còn vài con thưa thớt.

Mắt ngấn lệ, bà Đặng Thị Hải (51 tuổi, xã Hải Thanh) cho biết, gia đình bà là một trong số hộ bị thiệt hại nặng nhất với tổng số tiền gần một tỷ đồng. Trước ngày gặp biến cố, gia đình bà nuôi 4 tấn cá vược thành phẩm (giá bán trên thị trường 120 nghìn đồng/kg), 3 tấn cá hồng mỹ thương phẩm (giá bán 90 nghìn đồng/kg). Ngoài ra, bà mới mua thêm 17 nghìn con cá vược giống nhưng cũng bị chết 100% sau buổi sáng ngày 24/7.

Để có tiền đầu tư nuôi cá, gia đình bà Hải đã cầm cố tài sản, nhà cửa vay mượn ngân hàng và hàng xóm. “Mới hôm nào, nhìn lồng cá xôm tụ, mọi người đều hy vọng năm nay trúng vụ sẽ có tiền trang trải nợ nần. Ai ngờ giờ chẳng còn sót một con. Cả tỷ đồng của gia đình đội nón ra đi, giờ chẳng biết tìm đâu ra tiền để vực lại kinh tế và lo trả nợ”, bà Hải nghẹn ngào nói.

Còn anh Nguyễn Văn Quân (25 tuổi, cùng xã Hải Thanh) cho biết, anh là người đầu tiên nuôi cá lồng trên sông Kênh Than. Trước khi nuôi thả, anh đã đi nhiều nơi tìm hiểu kỹ về nguồn nước, kỹ thuật nuôi trồng… Trong hai năm đầu, cá tăng trưởng tốt và cho thu nhập bình quân 200 triệu đồng/năm sau khi trừ đi các khoản chi phí. Thấy làm ăn khấm khá, vụ thả đầu năm 2013 anh huy động vốn thả khoảng 20 nghìn con giống cá hồng mỹ, 4 tấn cá vược thương phẩm, 4 tạ cá mú...

người nuôi cá
Bỗng chốc lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất khiến bà Đặng Thị Hải và nhiều ngư dân hoang mang lo lắng. Ảnh: Lê Hoàng

 “Chỉ trong 2 giờ sáng 24/7, hàng loạt cá trong lồng ngóc đầu và ngoi lên mặt nước. Phát hiện điều bất thường, mọi người dùng nhiều biện pháp như sục khí ôxy, kéo giãn mật độ lồng nuôi nhưng không có kết quả. Hàng chục hộ dân nhìn cá chết mà bất lực...”, anh Quân kể và cho biết, dự kiến mức thiệt hại của gia đình khoảng 800 triệu đồng.

Khó khăn nhất là gia đình chị Bùi Thị Hà (26 tuổi, xã Hải Thanh). Vợ chồng trẻ mới cưới nhau ít năm, muốn có tiền xây cất nhà cửa nên năm 2012 anh chị bàn nhau vay vốn đóng lồng thả cá theo bà con trong làng. 5 tấn cá vược thương phẩm của gia đình chị Hà chuẩn bị cho thu hoạch bỗng lăn ra chết khiến người phụ nữ không thể gượng dậy.

“Mấy trăm nghìn cá chuẩn bị cho thu hoạch, gia đình định cố thêm vài tháng nữa sẽ kêu thương lái đến xuất bán lấy tiền trả nợ và dựng căn nhà nhỏ làm chốn nương thân, ai ngờ giờ tay trắng”, chị Hà chua xót.

Theo các hộ nuôi, việc cá trong lồng chết hàng loạt là do một số doanh nghiệp, hộ cá thể có xưởng hấp, chế biến và xay xát bột cá làm thức ăn gia súc nằm trong ở xã Hải Thanh xả nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông.

“Sáng hôm đó, dòng nước Kênh Than đen kịt, bốc mùi hôi thối bất thường. Chúng tôi nghi ngờ đêm đó lợi dụng lúc nước sông lên cao, các cơ sở chế biến cá đồng loạt xả thải khiến cá không có khí thở và nhiễm hóa chất độc”, anh Trần Bá Biên, chủ một hộ nuôi cá nói. Cũng theo anh Biên, không chỉ cá trong lồng mà nhiều loại tôm cá sinh sống tự nhiên trên sông cũng bị chết.

 Chiều 26/7, trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Viết Xuân, Phó chủ tịch UBND xã Hải Thanh cho biết, xã đã nắm bắt được sự việc và đang hướng dẫn người dân làm tường trình. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại khá lớn lên đến hàng chục tỷ đồng nên địa phương chưa có hướng giải quyết cụ thể.

“Chưa thể khẳng định được cá chết là do giống, ô nhiễm nguồn nước hay nguyên nhân gì”, ông Xuân nói và xác nhận, phía trên khu vực nuôi cá của các hộ dân có nhiều cơ sở chế biến, sản xuất bột cá hoạt động nhiều năm nay. Mỗi ngày những cơ sở này thải ra sông hàng chục m3 nước thải.

Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp chế biến bột cá lại phủ nhận nguyên nhân nước thải của họ làm cá chết. “Có thể dòng sông bị ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất... tồn đọng nhiều tháng nay nên sau trận mưa tuồn xuống hạ lưu”, ông Nguyễn Thanh Châu, Phó giám đốc công ty TNHH Châu Tuấn nhận định.

Một nguyên nhân khác, theo ông Châu, rạng sáng hôm đó, phía công ty thủy nông đồng loạt mở 3 cống xả nước xuống hạ nguồn Kênh Than nên có thể hàm lượng nước ngọt quá lớn khiến cá không thích nghi nên bị chết.

VNExpress
Đăng ngày 30/07/2013
Lê Hoàng
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:38 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:38 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:38 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:38 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:38 19/04/2024