Cá đuối hồng khổng lồ cực hiếm

Đôi lúc thiên nhiên kỳ diệu một cách ngọt ngào.

Cá đuối hồng
Inspector Clouseau - con cá đuối hồng khổng lồ duy nhất được phát hiện trên thế giới.

Khi đang ghi hình và chụp ảnh động vật dưới nước ngoài khơi đảo Lady Elliot tại rạn san hô Great Barrier, nhiếp ảnh gia Kristian Laine gặp cảnh tượng khác thường đến mức ngỡ thiết bị của mình bị hỏng: một con cá đuối hồng khổng lồ.


Trong khi các con cá đuối khổng lồ thường có lưng đen và bụng trắng, con cá này lại có phần bụng màu hồng nổi bật. Laine chia sẻ: "Khi chụp ảnh, tôi nhận thấy con cá đuối có phần da hồng, nhưng không biết rằng trên thế giới này lại có cá đuối màu hồng. Tôi đã rất bối rối và nghĩ có thể máy gặp lỗi gì đó".


Sau khi anh nhìn kỹ, rõ ràng không phải là máy hỏng, mà thực sự là một con cá đuối màu hồng. Hóa ra, đây chính là Inspector Clouseau - con cá đuối hồng khổng lồ duy nhất được phát hiện trên thế giới. Màu sắc đặc biệt của nó được cho là do đột biến gen. 

Theo Laine, con cá đuối hồng rất hiền lành, khi nhìn vào mắt nó, anh có cảm tưởng như nó đang mỉm cười thân thiện. Nó đang cùng các con cá đuối đực khác đuổi theo một con cái.


Theo National Geographic, con cá đuối có tên theo vị thanh tra vụng về trong bộ phim "Báo hồng" này lần đầu được phát hiện vào năm 2015 bởi Ryan Jeffery. Đây được cho là con cá đuối hồng duy nhất trên thế giới, và chỉ được nhìn thấy khoảng 10 lần trong 5 năm qua.


Laine cho biết đây là một trải nghiệm thực sự tuyệt vời, và anh đã gặp may mắn lớn. Anh chia sẻ: "Tôi thậm chí còn không biết là cá đuối hồng tồn tại. Sau chuyến lặn, tôi tìm kiếm thông tin thì mới thấy con cá mình thấy giống hệt Inspector Clouseau. Tôi thực sự bất ngờ trước những gì mình đã được chứng kiến". 


Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng màu hồng đặc biệt của con cá đuối khổng lồ này là do viêm da hay chế độ ăn của nó. Tuy nhiên, vào năm 2016, một mẫu da được lấy từ Inspector Clouseau cho thấy đây là đột biến gene. 


Zing
Đăng ngày 09/03/2020
An Ngọc
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 00:38 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:38 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:38 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:38 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:38 18/11/2024
Some text some message..