Cá heo cũng có thể mắc bệnh Alzheimer

Đây là lần đầu tiên căn bệnh Alzheimer được phát hiện xảy ra tự nhiên ở các loài khác ngoài con người.

Cá heo
Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn về cách nó biểu hiện ở cá heo.

Bộ não của ba loài cá heo mắc cạn dọc theo bờ biển Scotland đã cho thấy những dấu hiệu điển hình của bệnh Alzheimer ở người - ám chỉ rằng cá heo cũng có thể bị căn bệnh này.

Nghiên cứu mới mới tập trung vào hội chứng chứng mất trí ở odontocetes (cá voi có răng). Kết quả của nghiên cứu là sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu từ ba trường đại học Scotland, đã nghiên cứu bộ não của 22 cá thể cá voi có răng khác nhau, tìm ra những dấu hiệu rõ ràng của căn bệnh này — nhưng các nhà nghiên cứu không hoàn toàn chắc chắn về cách nó biểu hiện ở cá heo.

Cá voi có răngNghiên cứu mới mới tập trung vào hội chứng chứng mất trí ở cá voi có răng. Ảnh: genk.vn 

Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Yếu tố chính dẫn đến căn bệnh này là tuổi tác ngày càng tăng và hầu hết những người mắc bệnh Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên. Đó là một căn bệnh tiến triển không có cách chữa trị hiệu quả. Từ trước đến nay, đây được cho là căn bệnh chỉ xảy ra ở con người, nhưng thực tế có thể không phải như vậy.

Cá heo, cá voi thường mắc cạn quanh bờ biển Vương quốc Anh. Chúng được tìm thấy trong các khu vực ở vùng nước nông và đôi khi trên các bãi biển. Những cá thể may mắn được con người phát hiện có thể được các chuyên gia di chuyển đến vùng nước sâu hơn để bảo toàn tính mạng, số khác kém may mắn hơn có thể phải bỏ mạng. Nguyên nhân cơ bản của các sự kiện mắc cạn không phải lúc nào cũng rõ ràng và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân cụ thể của hành vi này.

"Chúng tôi rất thích thú khi thấy những thay đổi về não ở cá heo già tương tự như những thay đổi ở người già và bệnh Alzheimer", giáo sư Tara Spires-Jones từ Đại học Edinburgh cho biết. Tuy nhiên liệu những thay đổi bệnh lý này có góp phần khiến những con vật này mắc cạn hay không vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ và cần nhiều nghiên cứu hơn để giải đáp trong tương lai.

Cá heo mắc cạnNhững loài vật này được phát hiện có các đặc điểm bệnh lý đặc biệt của Alzheimer. Chúng bao gồm sự hình thành các mảng amyloid-beta, sự tích luỹ protein tau và sự hiện diện của một chấn thương não được gọi là chứng tăng thần kinh đệm. Ảnh: genk.vn

Theo các nhà khoa học, phát hiện không thể xác nhận rằng, những con này đang mắc các loại thiếu hụt nhận thức mà chúng ta thường liên tưởng đến chứng mất trí nhớ. Phát hiện chỉ có thể cho thấy, động vật phát triển các đặc điểm bệnh lý tương tự như những gì được thấy ở bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học suy đoán, sự suy giảm nhận thức liên quan đến thoái hóa thần kinh có thể là một trong những nguyên nhân gây mắc cạn hàng loạt. Ở người, các triệu chứng ban đầu của tình trạng suy giảm liên quan đến bệnh Alzheimer là mất phương hướng và nhầm lẫn. Vì vậy, theo giả thuyết, những con vật thủ lĩnh bị thoái hóa thần kinh có thể đưa cả đàn vào tình trạng mắc cạn.

Các nhà nghiên cứu không biết tại sao sự thoái hóa não này có thể xảy ra ở các loài động vật trên, nhưng nó có thể giải thích tại sao một số nhóm cá voi, cá heo thường bị mắc cạn ở vùng nước nông. Các vụ mắc cạn hàng loạt trước đây được cho là có liên quan đến việc gia tăng tiếng ồn do con người tạo ra trong các đại dương, nhưng nghiên cứu này đưa ra một lời giải thích khả dĩ khác.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học thần kinh châu Âu.

Trang Thông Tin Điện Tử Tổng Hợp
Đăng ngày 27/12/2022
Góc nhìn

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:29 17/04/2024

VASEP kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho xuất khẩu hải sản

Ngày 08/4/2024, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thừa ủy quyền Chủ tịch Hiệp hội ký Công văn số 44 /CV-VASEP gửi tới Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan, báo cáo tình hình xuất khẩu quý I/2024 và kiến nghị tháo gỡ một số vướng mắc cho xuất khẩu hải sản.

Tàu
• 09:36 17/04/2024

Chế biến phụ phẩm tôm để tăng giá trị thực hiện kinh tế tuần hoàn

Hàng năm, ngành tôm nước lợ thải ra khoảng 200.0000 tấn đầu vỏ tôm, gây vấn nạn môi trường và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Giữa khó khăn lớn, Công ty CP Việt Nam Food (VNF) đã có hơn 10 năm thu gom tái chế phụ phẩm tôm và Giám đốc điều hành Phan Thanh Lộc chia sẻ kinh nghiệm cùng đề xuất.

Vỏ tôm
• 10:17 10/04/2024

Kinh tế tuần hoàn từ bối cảnh đến góc nhìn ngành tôm

Kinh tế tuần hoàn (KTTH), xu hướng phát triển của thế giới thay thế mô hình kinh tế tuyến tính (linear economy) hiện tại với đặc trưng “khai thác-sản xuất-thải bỏ” (take-make-dispose) để giúp làm chậm, chấm dứt và thu hẹp chu trình về tài nguyên. Vấn đề này, tại VietShrimp 2024 vừa diễn ra, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Hoa Cương có bài “Kinh tế tuần hoàn: Bối cảnh tổng thể và góc nhìn cho ngành tôm” xin lược trích sau.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:01 10/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:00 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 14:00 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 14:00 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 14:00 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 14:00 18/04/2024