Cá heo sành ăn biết cắn bỏ đầu con mồi

Những con cá heo mũi chai dạy nhau cách bỏ phần đầu chứa gai nhọn của cá da trơn trước khi thưởng thức con mồi.

Cá heo mũi chai, cá heo, tập tính cá heo
Cá heo mũi chai. Nguồn Internet

Các nhà sinh vật học đại dương phát hiện một số cá heo mũi chai ở Vịnh Mexico có hành vi cắn đứt đầu cá da trơn bản địa khi săn mồi, National Geographic ngày 18/7 đưa tin.

Cá heo thường ăn nguyên con mồi song cũng có lúc cầu kỳ như lọc xương cá, phân chia nhiệm vụ đi săn ở rạn san hô trước khi ăn... Tuy nhiên, các nhà khoa học hiếm khi bắt gặp hành vi cắn đứt đầu cá da trơn của chúng.

Nhà sinh vật học Errol Ronje từng phát hiện nhiều đầu cá da trơn bị bỏ lại trên mặt biển trong lúc khảo sát cá heo ngoài đảo Petit Bois.

"Đó không phải là những cú cắn bừa", Ronje nói. "Cá da trơn có cấu trúc bảo hệ xương đầu khá tinh vi với ba xương gai có răng cưa rất sắc và rắn nằm trong các hốc, có thể đóng mở tùy ý".

cá heo mũi chai, tập tính cá heo, cá heo sành ăn, nghiên cứu cá heo

Cá heo bỏ đầu cá da trơn vì chứa gai nhọn

Nghiên cứu chỉ ra hành vi cắn bỏ đầu cá da trơn giúp cá heo không bị thương khi ăn, nhưng kỹ thuật này không được truyền bá rộng rãi trong loài. Các nhà khoa học phát hiện trong số cá heo mắc cạn có 38 trường hợp bị thương do gai cá da trơn. Trong xác một cá heo có 17 gai, một số gai đâm vào ống tiêu hóa của con vật.

Điểm thú vị trong nghiên cứu là những cá thể biết cắn đứt đầu con mồi dường như biết rõ nhau. Ảnh chụp tại ba khu vực phát hiện đầu cá da trơn trong khu vực rộng trên 300 km vuông cho thấy cùng một nhóm 8 cá heo.

"Chúng ta đang nói về văn hóa lẫn sự chuyển giao văn hóa ở động vật có vú của đại dương. Kỹ thuật được học và chuyển giao giữa chúng", Stefanie Gazda, nhà sinh vật học tại Đại học Massachusetts Boston Mỹ, nói. "Theo tôi, đây có thể là một dạng hiện tượng văn hóa". 

VNExpress
Đăng ngày 21/07/2017
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 12:30 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 12:30 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 12:30 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 12:30 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 12:30 18/11/2024
Some text some message..