Cá hô - đặc sản, dễ nuôi

Cá hô - một giống cá quý hiếm của sông Mê Kông. Đây là loài thủy đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, ít bệnh, tăng trọng khá và giúp nhiều người dân miền Tây thu lãi cao.

Cá hô - đặc sản, dễ nuôi
Cá Hô Nguồn Internet

Đặc điểm sinh học

Cá hô thuộc họ cá chép Cyprinidae và có tên khoa học là Catlocarpio siamensis. Phần trước thân của cá hơi tròn và cao, phần sau dẹp bên; Cao thân khoảng 1/3 dài chuẩn; Đầu rất to, đỉnh đầu rộng, giữa mắt và mõm của phần lưng đầu lõm xuống; cá không có râu, khe mang rộng, thân phủ vảy tròn to; Đầu và lưng có màu nâu xám hoặc ánh xanh, nhạt dần xuống bụng trắng bạc; Mắt cá to, vảy to, vây lưng cao, gốc vây lưng, vây hậu môn có phủ vảy nhỏ. Bụng màu trắng bạc, các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen. Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Chúng phân bố chủ yếu tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt  Nam (phân bố ở Châu Đốc, sông Mê Kông). Người ta đã bắt được cá hô dài tới 3 m, nặng khoảng 300 kg; ở Việt Nam thỉnh thoảng đánh bắt được cá hô loại 100 - 200 kg. Cá hô là loài ăn tạp, thức ăn của chúng có thể là thực vật phiêu sinh, rong, trái của thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh và các động vật không xương sống thủy sinh…

Cho lãi lớn

Cá hô tuy là loài quý hiếm, trước đây cá chủ yếu là đánh bắt nhưng thời gian gần đây người dân ở miền Tây đã nuôi rất thành công giống cá này trong ao. Cá có thể trọng lớn, thịt thơm ngon, vị ngọt và dai nên rất được ưu chuộng trên thị trường và được các nhà hàng lớn thu mua. Cá hô đạt 4 - 6 kg/con trên thị trường có giá khoảng 80.000 - 120.000 đồng/kg, tuy nhiên có thể lên đến 1 - 2 triệu đồng/kg đối với cá 30 kg trở lên. Từ năm 2005, nước ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá quý này tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, tiếp đến Trung tâm Giống thủy sản An Giang cũng đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá này. Nhờ chủ động được nguồn giống nên nghề nuôi cá hô phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang...

Cá hô có thể nuôi đơn trong ao, lồng bè, đăng quầng. Với tốc độ tăng trọng 2 - 3 kg/năm, chúng có thể được nuôi đơn trong ao hoặc lồng bè với mật độ 3 - 4 con/m2; ngoài ra, còn có thể  thả ghép với các loài cá nước ngọt khác, với mật độ 10 m2/con, để tận dụng thức ăn. Ở miền Nam, cá hô có thể thả nuôi quanh năm do khí hậu ấm áp, cá phát triển tốt. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc đưa cá hô vào nuôi không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên quốc gia.

TCTS
Đăng ngày 15/04/2017
Hà Châu
Kỹ thuật

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 10:52 24/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 02:39 03/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 02:39 03/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 02:39 03/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 02:39 03/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 02:39 03/11/2024
Some text some message..