Cá hố: Loài cá được mệnh danh là “Cá biển mình rồng”

Cá hố được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng, bởi đây là loài cá mang hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Ở nước ta, cá hố chính là một trong những “đặc sản xuất ngoại”.

Cá hố
Cá hố là đối tượng thủy sản được nhiều quốc gia yêu thích. Ảnh: canghaisan.com

Một số đặc điểm sinh học của cá hố 

Cá hố (tên tiếng Anh là Largehead hairtail) thuộc loài cá dữ và có tập tính sống theo đàn. Chúng còn có một số tên gọi khác: Cá đao, cá hố đầu rộng. Loài cá này phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên thế giới. Tại Việt Nam, cá hố tập trung ở vùng biển miền Trung, từ Quảng Bình xuống Quy Nhơn, Quảng Ngãi,...  

Loài cá này ưa sống ở những nơi có độ sâu từ 40 - 50 sải tay. Chúng chỉ nổi lên khi kiếm ăn hay khi vào mùa sinh sản. Thông thường, chúng chỉ kiếm thức ăn vào ban ngày và trở lại tầng đáy khi đêm xuống. Thức ăn chủ yếu của cá hố là những động vật nhỏ hơn: Tôm, mực, cá và các nhuyễn thể. Càng trưởng thành, chúng càng có xu hướng ăn thịt đồng loại của mình. 

Cá hốCá hố có màu sắc rất đặc biệt. Ảnh: docnhanh.vn

Nhiều người cho rằng cá hố có hình dáng bên ngoài khá giống dạng lươn. Tuy nhiên, khi quan sát gần thì loài cá này có những điểm đặc sắc riêng. Chẳng hạn, cá hố là loài không có vảy, không có vây bụng và sở hữu vây đuôi rất nhỏ. Khi còn sống, toàn thân cá hố có màu xanh lam rất sáng mà nhiều người hay liên tưởng đến như màu thép có ánh bạc. Do đó, danh xưng “cá biển mình rồng” đã được trao cho loài cá có vẻ ngoài bắt mắt này. 

Cá hố có thân vừa dài (chiều dài trung bình từ 60–90 cm), vừa dẹt một bên tựa như một cái dải lưng quần. Khi trưởng thành, cá hố thường có chiều dài trên dưới 1m, nặng từ 0,8-2kg. 

Đặc biệt, ở cá hố còn có vây lưng rất dài gồm 10-11 tia cứng, phần thứ hai của vây lưng là 1 tia cứng cùng 27-30 tia mềm và một chiếc vây ngực ngắn. Loài cá này có mồm nhọn nhô ra phía trước, mắt hơi to, miệng rộng có nhiều răng tách biệt thành răng lớn và răng nhỏ ở cả hai hàm. 

Không giống màu sáng ánh bạc trên thân, các phần còn lại của cá hố như: Phần bụng, vây ngực, vây bụng, vây đuôi đều có màu sẫm hơn. Khi cá chết, màu sắc dần chuyển sang xám bạc. 

Loài cá giàu tiềm năng kinh tế 

Theo FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc), sản lượng đánh bắt của cá hố được ghi nhận là hơn 1,3 triệu tấn trong năm 2009. Đến nay, cá hố vẫn là một trong những đối tượng thủy sản được đánh bắt nhiều nhất. 

Cá hố phơi khôNghề làm khô cá hố đang rất phổ biến. Ảnh: danviet.vn

Ở Việt Nam, cá hố là đặc sản của các tỉnh miền Trung và còn trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều ngư dân tại nước ta. Nguyên nhân được cho là thịt của cá hố có vị ngọt, bùi lại không có xương dăm nên được rất nhiều người lựa chọn để chế biến thức ăn cho gia đình, kể cả trẻ em hay người lớn tuổi đều có thể yên tâm thưởng thức loài cá này.

Trong cá hố có nhiều thành phần dinh dưỡng có thể kể đến như: DHA, protein, axit béo và một số vitamin gồm vitamin A, vitamin E và nhiều khoáng chất khác. Nhờ đó, khi tiêu thụ cá hố với chế độ hợp lý, người ăn sẽ có thể tăng cường sức khỏe, trí não cũng như hỗ trợ giảm cân, chống lão hóa và tăng cường thị lực. 

Dù có bảng thành phần dưỡng chất dồi dào, nhưng giá bán của cá hố không quá đắt đỏ. Nếu thu mua tại biển, cá hố loại lớn có giá khoảng 60.000 đồng/kg. Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá cá hố tươi dao động trên dưới 200.000 đồng/kg. 

Cá hốCá hố là đối tượng thủy sản được nhiều quốc gia yêu thích. Ảnh: canghaisan.com

Như vậy, nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao, giá thành tương đối rẻ, cách chế biến đa dạng từ cá hố tươi đến cá hố khô và cá hố một nắng mà loài cá này rất “được lòng” một số thị trường quốc tế như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,... Trong tương lai, loài cá này được dự đoán sẽ còn mang nhiều giá trị kinh tế hơn, cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

Đăng ngày 23/11/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Sá sùng là loài hải sản chức năng

Gần đây một báo cáo của nhóm nghiên cứu người Trung Quốc cho thấy kinase thu được từ sá sùng giúp làm tan cục huyết khối ở mạch máu. Điều này mở ra hướng đi mới cho việc khai thác được các loài động vật có hiệu quả ứng dụng trong y học.

Sá sùng
• 10:35 23/09/2024

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 10:28 18/09/2024

Cuộc thi ảnh video 2024: “Tép ơi! Chụp nào”

“Tép ơi! Chụp nào” là cuộc thi ảnh và video về những khoảnh khắc ấn tượng trong ngành thủy sản do Tép Bạc tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của con người, nghề nghiệp và nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của ngành thủy sản.

Mini game
• 21:00 16/09/2024

Hắc cấy là loài cá gì?

Hắc cấy một loài cá đắc đỏ và quý hiếm. Đây là loài cá có chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, dẻo, ngọt thanh chứa rất nhiều chất quan trọng như DHA, omega-3, vitamin, protein,...cơ thể chúng với một màu đen huyền bí đem lại một cảm giác mới lạ cho người thưởng thức chúng.

Hắc cấy
• 09:41 11/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:52 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:52 30/09/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:52 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:52 30/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 09:52 30/09/2024
Some text some message..