Cá hồi tự nhiên và cá hồi nuôi: Đâu là "mảnh đất" màu mỡ cho kí sinh trùng?

Ký sinh trùng gây bệnh truyền từ động vật sang cá như giun tròn, sán lá và giun xoắn khiến hơn nửa tỷ người có nguy cơ mắc bệnh trên toàn thế giới.

cá hồi vân
Cá hồi vân là một loài cá hồi bản địa ở các sông nhánh của Thái Bình Dương ở châu Á và Bắc Mỹ. Ảnh flytying

Ký sinh trùng không chỉ là một vấn đề lớn ở châu Á và Đông Nam Á, khi bệnh nhiễm trùng ở người đang xuất hiện ở các khu vực khác bao gồm cả châu Âu và châu Mỹ. Một trong những yếu tố rủi ro cần quan tâm trong các hệ thống canh tác truyền thống là việc sử dụng phân người hoặc động vật làm phân bón trong ao và không che chắn ao khỏi các vật chủ tiềm ẩn và trung gian ví dụ như ốc, chim hoang dã và động vật có vú. Ngoài ra, sự hiện diện của ký sinh trùng trong sản phẩm thủy sản đã được báo cáo trước đó. Vì vậy, sự gia tăng các ghi nhận về bệnh nhiễm trùng ở người có thể là do thay đổi thói quen ăn uống, đặc biệt là tiêu thụ cá sống (sushi, sashimi, ceviche) hoặc chưa nấu chín từ các nguồn cá tự nhiên.

Điều này đã thúc giục các cơ quan chức năng thực hiện những điều luật để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng như các quy tắc vệ sinh thực phẩm, dựa trên quy định của Ủy ban EU (EC) 853/2004, mô tả các quy trình xử lý để tiêu diệt ký sinh trùng còn sống trong các sản phẩm thủy sản dùng cho người. Các giai đoạn lây nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nuôi và nhấn mạnh sự cần thiết phải giám sát liên tục các sản phẩm nuôi trồng thủy sản trong chuỗi sản xuất. 

Loài cá chính trong nuôi trồng thủy sản của Đan Mạch là cá hồi vân (O. mykiss) được nuôi trong cả môi trường nước ngọt và biển. Hệ thống sản xuất bao gồm các loại trang trại khác nhau như ao đất truyền thống (chỉ nước ngọt), hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS, cả nước ngọt và nước mặn) và sản xuất nuôi trồng trong lồng (chỉ dành cho vùng biển). Một cuộc điều tra khảo sát đã được thực hiện trên cá hồi vân nuôi (180 con) và cá hồi vân biển (170 con) ở Đan Mạch để kiểm tra sự hiện diện của ký sinh trùng có thể lây từ động vật sang người. Đồng thời độ tin cậy của các phương pháp kiểm tra ký sinh đang áp dụng cũng được đánh giá bằng cách kiểm tra đàn cá tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua) đánh bắt ở eo biển lớn thứ nhì Đan Mạch (Oresund). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng liệt kê các yếu tố rủi ro liên quan (có thể có) đến sự xuất hiện của ký sinh trùng và đưa ra các khuyến nghị cho sản xuất nuôi trồng thủy sản trong tương lai dựa trên khía cạnh đảm bảo an toàn thực phẩm. 

cá hồi
Nghiên cứu đã chứng minh, cá hồi tự nhiên mang nhiều loài ký sinh trùng có thể truyền từ động vật sang người. Ảnh minh họa

Kết quả phân tích cho thấy trong khi cá hồi hoang dã ngoài tự nhiên mang nhiều loài ký sinh trùng có thể truyền từ động vật sang người như Anisakis simplex, Contracaecum osculatum, Pseudoterranova decipiens, Hysterothylacium aduncum,.. thì cá hồi nuôi ở cả trong môi trường nước ngọt và biển đều không có sự hiện diện của những loài ký sinh trùng này. Dựa trên kiến thức sẵn có và kết quả của nghiên cứu hiện tại, các nhà khoa học đã xây dựng và đưa ra danh sách các khuyến nghị để đảm bảo quy trình thực hành, quản lý nuôi cá hồi sạch bệnh ký sinh trùng như sau:

1) Cách ly cá nuôi với môi trường xung quanh.

2) Sử dụng nguồn nước đã lọc, không nhiễm khuẩn.

3) Cho cá ăn thức ăn đã qua xử lý nhiệt.

4) Tránh sử dụng thức ăn làm từ bộ phận nội tạng của cá không được xử lý hoặc cá hoang dã chưa được xử lý.

5) Đảm bảo cho ăn tỷ lệ tối ưu để ngăn cá nuôi ăn phải bất kỳ động vật không xương sống như giáp xác, ốc hoặc cá vô tình xuất hiện trong ao nuôi.

6) Địa điểm xây dựng trang trại cần tránh các cửa xả nước thải hoặc các khu vực thoát nước cho hải cẩu và chim.

7) Ngăn chặn các loài động vật có vú, chim biển, vật chủ trung gian tiếp cận khu vực nuôi.

8) Đảm bảo rằng có hệ thống kiểm soát chất lượng thường xuyên để kiểm tra nghi nhiễm ký sinh trùng trên cá.

Nhìn chung, theo quy định hiện hành, cá biển và cá nước ngọt dùng để ăn sống hoặc chưa nấu chín (ví dụ như ướp, hun khói lạnh hoặc xử lý nhiệt thấp) phải được xử lý trước bằng phương pháp đông lạnh sâu. Việc miễn trừ các quy tắc này có thể đạt được nếu cung cấp đủ tài liệu hay dữ liệu dịch tễ học đảm bảo không có ký sinh trùng truyền từ động vật sang cá nuôi (quy định của ủy ban EU số 1276/2011). Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc liên tục đánh giá, báo cáo tình trạng nhiễm bệnh trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản sẽ có lợi khi muốn miễn trừ các quy định trong luật của Liên minh Châu Âu.

Nguồn: Karami, A. M., Marnis, H., Korbut, R., Zuo, S., Jaafar, R., Duan, Y., Mathiessen, H., Al-Jubury, A., Kania, P. W., & Buchmann, K. (2022). Absence of zoonotic parasites in salmonid aquaculture in Denmark: Causes and consequences. [online], viewed 10 December 2021, from:< https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2021.737793>. 

Đăng ngày 21/12/2021
Uyên Đào @uyen-dao
Nuôi trồng

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 17:51 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 17:51 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 17:51 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 17:51 23/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 17:51 23/11/2024
Some text some message..