Cá lồng sông Son “lên đời” đặc sản

Hơn 20 năm qua, nghề nuôi cá lồng trên sông Son được coi là hướng đi mới trong phát triển kinh kế của nông dân xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Trong thời gian này, khi các loại thủy sản ven biển bị ô nhiễm, cá lồng nuôi trên sông Son càng khẳng định được thương hiệu, giá trị của mình...

hoi thi ca long
Hội thi cá lồng nuôi trên sông Son là hoạt động có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, tôn vinh những người nông dân nuôi cá giỏi, đồng thời quảng bá sản phẩm cá lồng sông Son - một thương hiệu độc đáo của Quảng Bình nói chung và Di sản thiên nhiên thế gi

Là xã nằm ở vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nhưng một thời gian dài, Sơn Trạch được mệnh danh là xã “lâm tặc” vì người dân chủ yếu sống dựa vào rừng do thiếu đất sản xuất. Sau khi  Phong Nha- Kẻ Bàng trở thành di sản thiên nhiên thế giới, một bộ phận nhỏ người dân Sơn Trạch chuyển sang làm các dịch vụ du lịch, thế nhưng vẫn có một phần lớn nông dân của xã thiếu công ăn việc làm vì thiếu đất, thiếu vốn, thiếu trình độ…

Để giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân thiếu đất, năm 2000 chính quyền địa phương huyện Bố Trạch đã có đề án khuyến khích bà con nông dân thiếu đất ở các xã dọc sông Son như Sơn Trạch, Hưng Trạch, Liên Trạch… phát triển nghề nuôi cá lồng. Ở thời điểm đó, cũng chỉ có một số hộ dân ở Sơn Trạch manh nha nuôi cá lồng, vì đây là một nghề mới, người dân còn rất bỡ ngỡ. Tuy nhiên, từ quy mô nhỏ lẻ ban đầu đó, hiện nay nghề nuôi cá lồng trên sông Son đã phát triển mạnh với khoảng 350 hộ với hàng trăm lồng cá, tập trung chủ yếu ở các thôn: Xuân Tiến, Na, Trằm Mé…

Nhờ nghề nuôi cá lồng mà nhiều hộ nông dân ở Sơn Trạch trước đây có cuộc sống khó khăn vì thiếu đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm nay đã có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu. Ở Sơn Trạch, ông  Nguyễn Văn Mẹo được coi là một trong những người tiên phong và là tấm gương điển hình trong việc nuôi cá lồng trên sông Son. Từ nghề nuôi cá lồng trên sông, mỗi năm gia đình ông thu về từ 40-50 triệu đồng.

Trước đây, người dân Sơn Trạch nuôi cá lồng cũng chỉ nuôi được các loại giống cá truyền thông như cá trắm cỏ, cà mè, cá rô phi… nhưng mới đây một số hộ dân ở đây đã tìm tòi và nuôi thành công cá chình, một loại cá “đặc sản” ở miền di sản Phong Nha – Kẻ Bàng  nhưng đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên vì nạn khai thác tận diệt. Người được đánh giá là thành công nhất với việc nuôi cá chình trên sông Son là ông Hoàng Văn Thái (62 tuổi) ở thôn Xuân Tiến.

Theo ông Thái, ý tưởng nuôi cá chình đã được ông nhen nhóm từ khá lâu khi nhìn thấy những con cá chình bé tý người ta bán lẫn trong mớ cá đánh bắt được trên sông Son. Thế nhưng, mãi đến cuối cuối năm 2011, khi xã Sơn Trạch tổ chức đoàn cán bộ chủ chốt của xã cùng một số hộ điển hình trong nuôi cá lồng (ông Thái là 1 trong 2 người được mời) đi tham quan mấy mô hình nuôi cá chình ở TP.Huế và xã Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, ý tưởng mới thành hiện thực.

Sau chuyến đi, ông Thái chính thức bắt tay vào nuôi cá chình, lúc ấy là đầu năm 2012. Cá chình không tạp ăn như cá trắm, cá mè, rô phi; thức ăn của cá chình là những loại khó kiếm như giun đất, cua đồng, ếch nhái và đặc biệt là cá chỉ ăn thức ăn trong ngày chứ không dùng thức ăn để lâu. Lồng nuôi cá chình được hàn bằng kẽm nguyên tấm dày, xung quanh lồng được khoan nhiều lỗ tròn, to bằng đầu chiếc đũa ăn cơm bởi cá chình là giống ưa sống trong tối.  Hiện gia đình ông Thái nuôi 3 lồng cá chình mỗi năm ông thu lãi hơn 100 triệu đồng…

Nuôi cá phục vụ du lịch

ca giong tram co
Ngoài giống cá trắm cỏ truyền thống, hiện người dân đã nuôi được cá chình, một đặc sản ở miền di sản Phong Nha – Kẻ Bàng.  Ảnh: P.P

Trước đây, đời sống của nhân dân xã Sơn Trạch gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, nhiều tour, tuyến du lịch được mở ra bà con đươc tạo công ăn việc làm như chạy thuyền du lịch, chụp ảnh và kinh doanh buôn bán. Đặc biệt, để phục vụ cho du khách, bà con nông dân nơi đây đã tiếp tục mở rộng mô hình nuôi cá lồng trên sông Son.

Ông Nguyễn Văn Hòa – Bí thư Đảng ủy xã Sơn Trạch cho biết, theo đánh giá của khách du lịch, các loại cá lồng nuôi trên sông Son khá ngon. Ngoài cá chình là một loại cá đặc sản ở vùng di sản này, các loại cá khác, đặc biệt là cá trắm nuôi trong lồng, được thả trên sông Son nơi có nguồn nước sạch và  được cho ăn các loại rong, tảo, phù du lấy từ lòng sông nên chẳng khác gì cá tự nhiên. Thịt cá trắm đã trở thành thương phẩm, chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng và đã trở thành “đặc sản”, mang thương hiệu của vùng sông nước Phong Nha - Kẻ Bàng.

Mặc dù nuôi cá lồng trên sông Son đã trở thành một nghề mưu sinh chính đối với nhiều hộ gia đình nông dân ở xã Sơn Trạch, nhưng vẫn còn đó những trăn trở chưa dễ giải quyết. Câu hỏi được đặt ra với nhiều hộ nuôi cá là làm sao để tìm được đầu ra ổn định và biến nó thành một làng nghề truyền thống mang đặc trưng riêng có của Di sản Phong Nha – Kẻ Bàng. Chia sẻ với những trăn trở của người dân địa phương, đồng thời nhằm tôn vinh những người nông dân nuôi cá giỏi, vừa qua, Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng đã có sáng kiến phối hợp với UBND xã Sơn Trạch tổ chức Hội thi cá lồng nuôi trên sông Son. Hội thi này sẽ được duy trì tổ chức vào mùa du lịch hàng năm.

Báo Dân Việt, 28/08/2016
Đăng ngày 28/08/2016
Phan Phương
Nuôi trồng

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 10:19 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:41 18/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 10:41 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 10:41 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:41 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:41 18/11/2024
Some text some message..