Cà Mau bức thiết cải thiện giống cua

Tỉnh Cà Mau nuôi cua biển 250.000 ha, hàng năm cho sản lượng gần 25.000 tấn, tạo nguồn thu trên 10.000 tỷ đồng, trở thành một mặt hàng chủ lực chỉ sau con tôm nước lợ. Tuy nhiên, cua Cà Mau phát triển chưa tương xứng tiềm năng và một trong những nguyên nhân là chất lượng con giống suy giảm, đang bức thiết cần cải thiện.

Cua
Cua Cà Mau nổi tiếng chắc thịt

Với người tiêu dùng cả nước, cua Cà Mau đang được xem là ngon nhất Việt Nam. Thịt cua chắc, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao nhờ lợi thế vùng đất ngập nước rộng lớn với hệ sinh thái mặn, lợ có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào. Cua Cà Mau sinh trưởng quanh năm. 

Trước đây cua chủ yếu nuôi tự nhiên trong rừng đước, những năm gần đây phát triển nuôi xen canh trong vuông tôm, khai thác thêm nhiều lợi thế. Dễ thấy là giữ được sự đa dạng sinh thái, bảo vệ môi trường tốt, cua và tôm phát triển hài hòa, giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập.

Cua Cà Mau đã có nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Có thể kể đến Cua Lột ở Năm Căn với việc chủ động kiểm soát nguồn giống, tuyển chọn những con giống khỏe và nuôi bằng thức ăn tự nhiên; không sử dụng thuốc tăng trọng, hóa chất. Nguồn nước nuôi cua qua hệ thống lọc tuần hoàn tạo môi trường an toàn sinh học, không dịch bệnh, phát huy được điều kiện thổ nhưỡng có nhiều ưu thế của vùng Năm Căn cho con cua phát triển. 


Thịt cua

Tuy nhiên, nhìn chung ngành cua tỉnh Cà Mau đang có nhiều thách thức, phát triển không ổn định và chưa tương xứng tiềm năng. Thấy rõ nhất là 3 năm liên tiếp gần đây, vào thời điểm giao mùa từ nắng nóng chuyển sang mưa, cua nuôi đều chết bất thường trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Hiện nay chưa có giải pháp xử lý triệt để dịch bệnh. 

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho hay, quy trình sản xuất giống cua biển chưa thật sự ổn định, nguồn cua bố mẹ không được kiểm soát nên chất lượng con giống không đảm bảo. Vì vậy, tỷ lệ cua giống sống ngày càng thấp, cua nuôi tăng trưởng chậm, kích cỡ cua nuôi khi thu hoạch nhỏ dần qua các năm. 

Để phục vụ diện tích nuôi trên 250.000 ha, hiện Cà Mau có 523 trại sản xuất luân phiên giống tôm sú và cua; có 7 tổ hợp tác, hợp tác xã và 300 cơ sở ương dưỡng nhỏ lẻ. Trong đó, khoảng 70 trại chuyên sản xuất cua giống với sản lượng đã đạt 1 tỷ con vào năm 2022, đáp ứng 100% nhu cầu thả nuôi trong tỉnh và còn cung cấp cho các tỉnh lân cận. 

Đáng quan tâm nhất là việc sử dụng nguồn cua bố mẹ chưa qua chọn lọc còn có nguy cơ lai cận huyết và thoái hóa giống. Đa số các trại sản xuất cua giống kế thừa từ trại sản xuất tôm giống, nên chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Trong lúc, việc kiểm soát chất lượng cua giống trên thị trường lại thiếu chặt chẽ. 


Nuôi cua trong rừng đước Cà Mau

Nhằm nâng cao chất lượng cua giống, tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất cua giống chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất. Khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng cua giống, nhằm chủ động được con giống nhân tạo có chất lượng để nâng cao hiệu quả nghề nuôi cua. Tập trung nghiên cứu chọn tạo đàn cua bố mẹ có tính trạng tăng trưởng nhanh, sức sinh sản cao và thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Thời gian qua, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau và Tập đoàn Việt Úc đã phối hợp với Viện CSIRO Úc gia hóa thành công con tôm sú tới đời thứ 7. Từ kết quả với giống tôm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đã chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với Tập đoàn Việt Úc tiếp tục mở rộng gia hóa giống cua biển. Hy vọng sự hợp tác quốc tế sẽ tạo được đột phá cho việc sản xuất cua giống. 

Ðề án Phát triển bền vững nghề cua của tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích nuôi 258.000 ha; năng suất bình quân 0,1 tấn/ha, sản lượng 27.500 tấn. và năng lực sản xuất cua giống đạt 1,25 tỷ con, đáp ứng 100% nhu cầu. 

Ðến năm 2030, ổn định diện tích nuôi 265.000 ha, năng suất bình quân 0,11 tấn/ha, sản lượng 30.000 tấn và năng lực sản xuất cua giống 1,4 tỷ con, đáp ứng 100% nhu cầu thả nuôi.

Đăng ngày 18/01/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Thủy sản năm 2024 tăng sản lượng và xuất khẩu

Ngày 3/1/2025, Cục Thủy sản hội nghị tổng kết cho biết, năm 2024 so với năm 2023, sản lượng thủy sản tăng 2% và kim ngạch xuất khẩu tăng 12,1%. Tuy nhiên, sản lượng khai thác vẫn tăng 0,6% mà không giảm theo kế hoạch và một số vấn đề khác rất cần quan tâm khi bước sang năm 2025.

Tôm thẻ
• 10:12 06/01/2025

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:51 27/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 06:10 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 06:10 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 06:10 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 06:10 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 06:10 11/01/2025
Some text some message..