Cà Mau: Gần 100 nông dân kéo đến Công ty Bảo Minh “xiết nợ”

Trong hơn 4 tháng, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Cà Mau đã nhiều lần thất hứa với người dân về việc chi trả tiền bảo hiểm tôm. Vì vậy chiều ngày 2/8, gần 100 người dân các xã thuộc huyện Cái Nước, Đầm Dơi,… đã kéo đến trụ sở công ty này “xiết nợ”.

xiết nợ công ty Bảo Minh
Gần 100 người dân kéo đến công ty Bảo Minh Cà Mau để "xiết nợ"

Khoảng 14 giờ chiều ngày 2/8, bất chấp trời mưa to, gần 100 hộ dân ở các xã Đình Bình (TP Cà Mau), xã Tạ An Khương Nam (Đầm Dơi), xã Lương Thế Trân (Cái Nước) kéo đến trụ sở Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Cà Mau yêu cầu được gặp lãnh đạo công ty để có câu trả lời dứt điểm về thời hạn công ty thanh toán tiền bảo hiểm tôm khi thời hạn thanh toán đã quá 4 tháng.

Ông Nguyễn Bá Lợi ở xã Đình Bình bức xúc: “Ban đầu công ty đến vận động chúng tôi tham gia bảo hiểm cho con tôm. Theo hợp đồng, khi xảy ra thiệt hại, nộp đủ hồ sơ thì trong vòng 1 tháng sẽ được thanh toán tiền bảo hiểm, nhưng đến nay đã hơn 4 tháng trôi qua, gia đình tôi cũng như hàng trăm hộ nuôi tôm khác vẫn chưa được nhận tiền. Bà con không có vốn để tái đầu tư, gặp nhiều khó khăn”.

Theo ông Lợi, gia đình ông thả nuôi 2 ao tôm, tôm được hơn 30 ngày tuổi thì đột ngột chết hàng loạt. Theo ước tính, tổng thiệt hại hơn 220 triệu đồng. Gia đình đã nhiều lần đến công ty yêu cầu được thanh toán nhưng công ty cứ hẹn hết lần này đến lần khác.

Anh Phạm Văn Út - xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước - cho biết, thứ 4 tuần trước công ty nói chi trả tiền nhưng đến giờ không thấy gì. Anh gọi điện đến thì nhân viên bảo... quên và còn trách anh không nhắc (!). Nhân viên công ty hẹn đến ngày 2/8 nhưng vẫn không có.

Ông Lợi và nhiều hộ dân khác tỏ rõ sự mệt mỏi vì không biết khi nào mới nhận được tiền bảo hiểm
Ông Lợi và nhiều hộ dân khác tỏ rõ sự mệt mỏi vì không biết khi nào mới nhận được tiền bảo hiểm

Hầu hết bà con có mặt đều than đang gặp rất nhiều khó khăn vì sau khi tôm chết, bà con rất mong nhận được tiền hỗ trợ để tái đầu tư. Tuy nhiên doanh nghiệp lấy nhiều lý do như mức chi trả đối với tôm từ 49 ngày tuổi cao; hồ sơ trên 200 triệu phải chuyển về tổng công ty; kỳ kèo thoả thuận với người dân để giảm tỷ lệ chi trả;... nên đến giờ vẫn chưa trả tiền bảo hiểm.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trịnh Hoàng Khanh - Giám đốc Công ty Bảo Minh Cà Mau - cho biết, sở dĩ công ty chậm chi trả cho bà con vì trong thực tế, tỷ lệ bồi thường đối với tôm trên 50 ngày tuổi là rất cao. Có khi thiệt hại chỉ 1 đồng phải bồi thường 2 đồng nên không đúng với ý nghĩa bảo hiểm (chỉ trợ cấp 1 phần thiệt hại). Vì vậy tổng công ty có nhiều văn bản điều chỉnh vấn đề bất cập trên, do đó quá trình giải quyết hồ sơ cho nông dân chậm trễ.

Tại buổi gặp gỡ và trả lời người dân, ông Khanh vẫn không đưa ra được thời gian cụ thể chi trả tiền bảo hiểm. Trước thực tế này, người dân tiếp tục kéo nhau đến Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau “cầu cứu”.

Sau khi nghe Giám đốc Công ty Bảo Minh trả lời không thấu đáo, người dân tiếp tục kéo đến Sở NN&PTNT Cà Mau cầu cứu
Sau khi nghe Giám đốc Công ty Bảo Minh trả lời không thấu đáo, người dân tiếp tục kéo đến Sở NN&PTNT Cà Mau cầu cứu

Sau khi nghe người dân trình bày, ông Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau - cho biết tình cảnh chung của một số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm con tôm hiện nay đang gặp khó khi tôm chết hàng loạt, mức chi trả chưa hợp lý, công ty bảo hiểm mất khả năng chi trả.

Tuy nhiên ông Bằng khẳng định cách giải quyết của Công ty Bảo Minh Cà Mau thời gian qua là không đúng, có nhiều điểm sai trái, gây khó khăn cho người dân. Ban chỉ đạo đã có công văn yêu cầu Công ty Bảo Minh Cà Mau có báo cáo cụ thể, từ đó có hướng xử lý giúp người nuôi tôm sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục tái đầu tư mặt hàng thuỷ sản mũi nhọn này.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 04/08/2013
Nguyễn Hành - Thạch Thanh
Nông thôn

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 18:36 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 18:36 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 18:36 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 18:36 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 18:36 16/02/2025
Some text some message..