Cà Mau: Ngọc Hiển bứt phá đi lên

Ngọc Hiển bước vào năm 2016 với rất nhiều kỳ vọng, đây là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện khoá XI. Niềm vui được nhân lên khi bà con vùng mũi đất có được tuyến giao thông huyết mạch - đường Hồ Chí Minh về tới Đất Mũi được thông xe. Tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Ngọc Hiển mới đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng chỉ đạo: “Thành tựu đạt được của Ngọc Hiển trong thời gian qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, huyện cần thực hiện ngay một số nhiệm vụ trọng tâm, thẳng thắn nhìn nhận tồn tại, khắc phục khó khăn để đưa địa phương phát triển nhanh, bền vững”.

Việt Úc
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng (giữa) tham quan quy trình sản xuất tôm giống tại Công ty TNHH MTV Việt - Úc, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển.

Vị trí địa lý đặc biệt, tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiềm năng phát triển rất lớn nên Ngọc Hiển được xem như “miền đất hứa” cho nhiều nhà đầu tư. Trên thực tế quy hoạch phát triển, Ngọc Hiển được tỉnh xác định là một trong những điểm nhấn có tầm chiến lược lâu dài. Tuy nhiên, như lời Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển Nguyễn Trường Giang thừa nhận: “Trước đây, có rất nhiều nhà đầu tư đến đặt vấn đề với huyện, tuy nhiên sau đó không thấy ai trở lại”.

Thu hút đầu tư

Hạ tầng cơ bản của huyện Ngọc Hiển yếu và thiếu, đặc biệt là giao thông đường bộ. Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ được coi là hết sức “dũng cảm”, đó là Tập đoàn Thuỷ sản Việt - Úc đã trực tiếp đầu tư vào địa phương này. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuỷ sản Việt - Úc Lương Thanh Văn chia sẻ: “Bản thân là người con của Cà Mau, sau nhiều năm làm ăn ở nước ngoài, tôi muốn trở về góp một phần nhỏ cho sự phát triển của địa phương”. Ước mơ của ông cũng là ước mơ của hàng triệu người nuôi tôm Việt Nam: Nâng tầm con tôm Việt.

Công ty sản xuất tôm giống hiện tại của tập đoàn ngụ tại xã Tân Ân Tây, diện tích 50 ha, công suất 8 tỷ post/năm. Ông Văn cho biết thêm: “Nếu được tỉnh tạo điều kiện, tập đoàn sẽ tiếp tục các giai đoạn sau gồm mở rộng trại sản xuất giống, nhà máy chế biến, xây dựng nhà máy thức ăn theo công nghệ hiện đại, thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh”. Qua chia sẻ được biết, Tập đoàn Việt - Úc rất cố gắng để đầu tư tại Ngọc Hiển, vì tin chắc rằng nơi đây trong tương lai không xa sẽ là một trong những nơi phát triển nhất của Cà Mau.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ  Cà Mau Phạm Bạch Đằng nhận định: “Ngọc Hiển cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, đặc biệt, chú trọng đến những lĩnh vực có khả năng thúc đẩy phát triển các thế mạnh của địa phương”. Khi tham quan quy trình sản xuất, cơ ngơi của Tập đoàn Thuỷ sản Việt - Úc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ khẳng định: “Đây là điều mà người nuôi tôm của tỉnh Cà Mau mong mỏi lâu nay”. Các sở, ngành liên quan cần phải quyết liệt tham mưu, hỗ trợ nhà đầu tư để sớm triển khai các dự án còn vướng mắc. Không thể để vuột mất thời cơ, để nhà đầu tư có tâm lý chán nản. Với Ngọc Hiển, Bí thư Huyện uỷ cam kết “sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp”, cùng nhau tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, đánh bắt thuỷ hải sản.

Tập đoàn Thuỷ sản Việt - Úc còn một dự án có thể làm thay đổi vị thế và diện mạo ngành nuôi trồng thuỷ sản cả nước, đó là khu sản xuất tôm giống bố mẹ tại Hòn Khoai. Ông Văn chia sẻ: “Nếu sản xuất thành công tôm bố mẹ, chất lượng tôm giống của Cà Mau sẽ có thể so sánh với bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Con tôm Cà Mau nói riêng, của Việt Nam nói chung sẽ được nâng tầm”. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, Tập đoàn Thuỷ sản Việt - Úc chính là “cú hích” thật sự đối với huyện Ngọc Hiển. Không ai tin rằng, ở một nơi rừng rậm hoang vu, chia cách về giao thông, một cơ ngơi khang trang, một quy trình sản xuất tôm giống hiện đại lại có thể hình thành nhanh chóng trong thời gian hơn 1 năm. Nhưng đó là sự thật.

Tận dụng cơ hội, nguồn lực để phát triển

Năm 2015, khi Ngọc Hiển tăng tốc phát triển thì song song đó những hạn chế, yếu kém cũng bộc lộ rõ. Bí thư Huyện uỷ Ngọc Hiển Nguyễn Trường Giang cho biết: “Năm qua, tiến độ xây dựng nông thôn mới chưa đạt yêu cầu, xây dựng cơ bản của huyện không theo kịp tình hình phát triển thực tế. Việc triển khai thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thuỷ sản gặp nhiều khó khăn”. Bên cạnh đó, vấn đề lao động việc làm, thực trạng nguồn nhân lực, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu tác động rõ rệt hơn… khiến từng thời điểm, từng bối cảnh Ngọc Hiển gặp những thách thức lớn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng nhấn mạnh, Ngọc Hiển phải tận dụng mọi nguồn lực, cơ hội để phát triển cho kỳ được hạ tầng cơ bản, đặc biệt là giao thông đường bộ để tạo đà cho toàn huyện đi lên, coi đây là nền tảng cốt lõi để đưa địa phương phát triển nhanh, ổn định trong thời gian tới. Thế mạnh được xác định của huyện là nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, là du lịch, là tài nguyên rừng, là việc hình thành và hoàn chỉnh các dịch vụ liên quan, do đó, phải tập trung toàn lực để thực hiện.

Người dân Ngọc Hiển còn khó khăn, nhưng với những tiềm năng và thời cơ thuận lợi, rõ ràng địa phương có đầy đủ điều kiện để vươn lên tầm cao mới. Phải nhanh chóng thay đổi lề lối làm việc, đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính, phục vụ Nhân dân công tâm hơn, tận tuỵ hơn. Trong tương lai, huyện sẽ là một trọng điểm du lịch, làm sao để phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mang lại lợi ích cho người dân, du lịch phát triển nhưng đồng thời cũng phải bền vững./.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng lưu ý: Công tác xây dựng Đảng và kiện toàn hệ thống chính trị của Ngọc Hiển cần tăng cường thực hiện, phải xây dựng từng đảng viên gương mẫu, ưu tú, từng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Tập hợp được trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của tập thể, kiên quyết đấu tranh những biểu hiện lệch lạc, sai phạm. Nghị quyết các cấp không bao giờ phát huy khi nằm trên bàn giấy, nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi hiện diện trong đời sống thực tế. “Người dân Ngọc Hiển còn nghèo, bằng mọi giá phải xoá nghèo, giảm nghèo và giảm một cách bền vững. Ngọc Hiển chỉ có thể bứt phá khi Nhân dân có cuộc sống ấm no hơn, hạnh phúc hơn”, đồng chí Phạm Bạch Đằng nhấn mạnh.

Báo Cà Mau, 15/03/2016
Đăng ngày 20/03/2016
Bài và ảnh: Quốc Rin
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 07:05 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 07:05 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 07:05 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 07:05 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 07:05 17/02/2025
Some text some message..