Cà Mau: Nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn

Năm 2017, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn chủ yếu triển khai thử nghiệm. Nhưng qua thời gian theo dõi hiệu quả tốt, ngành chuyên môn và chính quyền địa phương đầu tư ao dèo, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân nhân rộng. Đây được xem là một trong những giải pháp nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi quảng canh cải tiến.

Nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn
Người dân tham quan mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn. Ảnh: internet

Để mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn tiếp tục được nhân rộng, năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau đầu tư 6 bể dèo tôm giống, có thiết kế khung sườn bằng thép kết hợp dùng bạt chuyên dụng dung tích tương đương 100 m3 và 11 hầm dèo bằng ao đất có diện tích 200 m2 do huyện Cái Nước hỗ trợ, chủ yếu đầu tư cho các tổ hợp tác sản xuất trên địa bàn huyện. Đồng thời, ngành chuyên môn tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn quy trình dèo tôm giống và giao cho các tổ hợp tác sản xuất quản lý, vận hành, cung cấp con giống cho các thành viên trong tổ hợp tác thả nuôi.

Nhờ được tập huấn kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm vốn có của các thành viên trong tổ hợp tác, khâu dèo tôm giống trở nên dễ dàng hơn và tỷ lệ tôm dèo đạt từ 80-90%. Kết quả đến nay trung bình mỗi bể dèo được từ 4-5 đợt, mỗi đợt từ 100-150 ngàn con tôm sú giống, cung cấp cho bà con nông dân nuôi được hơn 300 ha tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn.

Anh Võ Tấn Đạt, ấp Khánh Tư, xã Đông Thới là một trong nhiều hộ dân áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, cho biết, gia đình có hơn 4 ha nuôi thuỷ sản. Những năm gần đây, chủ yếu nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống nhưng cho hiệu quả không cao. Lý do chính là khi mua tôm giống ở trại sản xuất về thả ngay xuống vuông tôm, khi gặp điều kiện môi trường nguồn nước không thuận lợi, tôm giống bị sốc và chết.

Mặt khác, nguồn cá tạp trong vuông quá nhiều mà tôm giống còn nhỏ và yếu, thường xuyên bị cá tạp tấn công làm cho tỷ lệ tôm giống thả nuôi đạt thấp, dẫn đến khi thu hoạch năng suất không như mong muốn. Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau tuyên tuyền, hướng dẫn và đầu tư bể dèo, anh tích cực học hỏi quy trình kỹ thuật dèo tôm giống và áp dụng đúng theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.

Ngay sau đợt dèo đầu tiên kéo dài 2 tuần, tôm giống phát triển rất nhanh, tỷ lệ đạt đầu con trên 90%. Sau đó chuyển ra vuông tôm thả nuôi, mật độ trung bình 1 con/m2, thường xuyên kiểm tra, theo dõi thấy tôm phát triển nhanh hơn so với cách nuôi truyền thống trước đây.

Sau 3 tháng thả nuôi, tôm đạt trọng lượng trung bình từ 30-35 con/kg, anh Đạt tiến hành thu hoạch theo hình thức tỉa thưa, bằng cách dùng lú đặc xung quanh vuông tôm, mắt lưới có kích thước hợp lý để bắt tôm lớn, còn tôm nhỏ bị loại ra ngoài để con nước sau tôm lớn thu hoạch tiếp, năng suất tôm nuôi ước đạt hơn 400 kg/ha.

Hầu hết bà con nông dân đánh giá cao hiệu quả mô hình này. Anh Nguyễn Hoàng Pho, ấp Nhà Thính B, xã Đông Thới, cũng như nhiều hộ dân mong muốn ngành chuyên môn và chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nhiều bể dèo tôm giống, cũng như tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc tôm giống cho bà con nông dân để mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn tiếp tục được nhân rộng. Bởi hiện nay trên địa bàn xã Đông Thới chỉ có 3 bể dèo tôm giống, không thể cung cấp cho bà con thả nuôi thường xuyên.

Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Cái Nước, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn đã thành công giai đoạn 1, có nghĩa là người dân đã dèo được tôm giống trong bể, tỷ lệ đạt rất cao. Bước tiếp theo sẽ tiếp tục triển khai quy trình giai đoạn 2, là giai đoạn quản lý tôm sau khi thả ra vuông nuôi cho đến khi thu hoạch.

Nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn không đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí phù hợp với điều kiện sản xuất của nhiều hộ dân nên đang được nhân rộng. Đây được xem là một trong những giải pháp nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập, đa dạng hình thức nuôi tôm, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 18/12/2018
Việt Tiến
Nuôi trồng

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 10:44 03/12/2024

Tạo thói quen kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên

Môi trường nước ổn định và sạch sẽ giúp tôm sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh và mang lại sản phẩm chất lượng cao. Ngược lại, môi trường nước bị ô nhiễm hoặc không đạt chuẩn có thể gây hại cho sức khỏe của tôm, thậm chí làm suy giảm năng suất hoặc dẫn đến thất thoát toàn bộ vụ mùa.

Thăm nhá tôm
• 11:48 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 23:52 03/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 23:52 03/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 23:52 03/12/2024

Men vi sinh trong phòng ngừa bệnh trong nuôi tôm

Các bệnh gây hại cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng, bệnh gan tụy, hay bệnh nấm thường xuyên xảy ra và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng sản phẩm.

Vi sinh
• 23:52 03/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 23:52 03/12/2024
Some text some message..