Cà Mau: Nỗ lực gỡ thẻ vàng của EC

Tỉnh Cà Mau đang rất nỗ lực tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc đánh bắt trên biển; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp đánh bắt hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài, hướng đến mục tiêu được Ủy ban châu Âu (EC) gỡ bỏ thẻ vàng.

Nâng cao nhận thức của ngư dân về khai thác IUU
Nâng cao nhận thức của ngư dân về khai thác IUU

Đẩy mạnh tuyên truyền tới từng tàu, từng ngư dân

Hiện nay, thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Trong đó, khai thác thủy sản đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhờ kinh tế biển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven biển, đảo ngày được nâng cao.

Ngoài góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, các đội tàu khai thác thủy sản của tỉnh Cà Mau còn đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển.

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực nam của tổ quốc, một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, được đánh giá có nguồn lợi thủy sản phong phú, có giá trị kinh tế cao nên thuận lợi cho phát triển nghề khai thác thủy sản. Tính đến cuối tháng 9.2022, toàn tỉnh Cà Mau có 3.988 tàu đánh cá. Trong đó, 1.555 tàu khai thác vùng khơi (thuộc diện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình). 100% tàu cá hoạt động khai thác thủy sản trên biển đều lắp thiết bị giám sát hành trình, đánh dấu tàu cá theo quy định.

Tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyềnTỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân về khai thác IUU. Ảnh: baodansinh.vn

Ông Lý Bông (67 tuổi), ngụ xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển cho biết: “Gia đình tôi 3 đời làm nghề biển. Trước đây, khi chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, quá trình khai thác trên biển gặp muôn vàn khó khăn. Từ khi lắp đặt sản phẩm công nghệ này, tàu cá của gia đình tôi hoạt động rất thuận lợi, việc giám sát của cơ quan chuyên môn rất chặt chẽ, kịp thời. Nhờ đó, mình chủ động được các vấn đề như thời tiết xấu hoặc khi tàu cá gặp trục trặc như máy móc hư hỏng, ngư dân đau bệnh cũng được xử trí gọn gàng, nhanh chóng”.

Ông Huỳnh Thanh Đảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cho biết: “Thị trấn Rạch Gốc là cửa biển lớn, có lượng ghe tàu lớn nhất huyện Ngọc Hiển. Hiện địa phương đang nỗ lực tuyên truyền để ngư dân hiểu đúng về những quy định của nhà nước trong quá trình đánh bắt trên biển. Ở địa phương hiện chưa ghi nhận việc tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, đó là tiền đề góp phần vào việc Ủy ban châu Âu xem xét, gỡ bỏ thẻ vàng cho thủy sản nước ta”.

Theo ông Đảm, để góp phần vào việc gỡ bỏ thẻ vàng của EC, địa phương đang rất nỗ lực hướng dẫn, hỗ trợ bà con ngư dân trong việc ghi chép nhật ký đánh bắt để thuận tiện cho quá trình khai báo, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. “Khai thác phải ghi nhật ký, sản phẩm bắt được ở tọa độ nào, ở đâu. Giờ chủ yếu khai báo trên giấy, chứ chưa áp dụng máy móc, công nghệ quản lý, nên địa phương đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cho bà con ngư dân”, ông Đảm cho hay.

Tỉnh Cà Mau có 3.988 tàu cá được đăng ký và cấp giấy phép khai thác thủy sản. Trong đó, 1.010 tàu cá có chiều dài từ 6 - dưới 12m; 1.423 tàu cá có chiều dài từ 12 - dưới 15m, và 1.555 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Ngành nghề khai thác chủ yếu là lưới rê, nghề câu, lồng bẫy, dịch vụ hậu cần…

Tàu cá cập bến bán hải sảnTàu cá cập bến bán hải sản. Ảnh: cand.com.vn

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau thông tin: “Tổng lượng khai thác trung bình hằng năm của địa phương đạt khoảng 230.000 tấn, trong đó tôm đạt 10.000 tấn. Thống kê sản lượng khai thác biển trong 9 tháng đầu năm 2022, Cà Mau đạt 172.678 tấn, trong đó tôm 6.598 tấn”.

Theo ông Triều, tỉnh Cà Mau xác định nhiệm vụ chống khai thác IUU là quan trọng hàng đầu, vừa mang tính cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài. Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện tốt các ý kiến chỉ đạo của trung ương về vấn đề chống khai thác IUU.

“Chủ tịch UBND tỉnh đã thành lập và kiện toàn Ban Chỉ đạo tỉnh về IUU (BCĐ) theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ. Thời gian qua, BCĐ đã tổ chức nhiều cuộc họp đánh giá tình hình, kết quả đạt được, nguyên nhân hạn chế; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện. Đơn vị đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản triển khai, quán triệt cho các đơn vị có liên quan để phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con ngư dân”, ông Triều nói.

Kiên quyết xử lý nghiêm

Theo UBND tỉnh Cà Mau, từ năm 2020 đến nay, qua theo dõi trên hệ thống giám sát tàu cá, địa phương đã kịp thời phát hiện, xác minh, kêu gọi 286 tàu cá hoạt động vượt ranh giới cho phép trên biển quay trở về vùng biển Việt Nam. Trong đó, năm 2020 có 32 tàu; năm 2021 có 166 tàu và năm 2022 là 88 tàu.

Sau khi kêu gọi, cơ quan chuyên môn của tỉnh đã làm việc và yêu cầu chủ các tàu cam kết không hoạt động khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Trong 3 năm qua, Văn phòng IUU tỉnh Cà Mau đã kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính tại nhiều cảng cá có lưu lượng tàu thuyền cập bến bán hải sản đông đúc như Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển)… Kết quả, tỉnh đã kiểm tra 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên với 39.936 lượt cập, rời cảng. Qua kiểm tra, ngành chức năng đã lập biên bản nhắc nhở 1.035 tàu cá và yêu cầu chủ tàu cam kết tham gia hoạt động khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật.

Lắp đặt thiết bị giám sát hành trìnhLắp đặt thiết bị giám sát hành trình giúp ngư dân kiểm soát được hoạt động trên biển. Ảnh: baoquangngai.vn

Công tác tuần tra, kiểm soát được tăng cường. Qua thanh tra, kiểm tra, lực lượng chức năng địa phương đã phát hiện, ra quyết định xử phạt 481 vụ vi phạm về khai thác thủy sản, với số tiền gần 18 tỉ đồng. Trong đó, năm 2020 có 194 vụ, phạt tiền hơn 7,7 tỉ đồng; năm 2021 có 193 vụ phạt tiền hơn 5,5 tỉ đồng và năm 2022 có 94 vụ phạt tiền hơn 4,7 tỉ đồng.

Xử phạt vi phạm về khai thác IUU là 233 vụ, với số tiền gần 15 tỉ đồng. Trong đó, năm 2020 có 71 vụ, với hơn 6,3 tỉ đồng; năm 2021 có 106 vụ, với hơn 4,3 tỉ đồng; năm 2022 có 56 vụ, với hơn 4,1 tỉ đồng.

Còn nhiều vướng mắc

Hướng đến mục tiêu Ủy ban châu Âu gỡ bỏ thẻ vàng cho Việt Nam, Văn phòng IUU tỉnh Cà Mau đã tổ chức trực ban 24/24 để giám sát hoạt động khai thác của tàu thuyền trên biển thông qua hệ thống giám sát. Đơn vị đã khai thác và phối hợp xử lý dữ liệu tại hệ thống giám sát tàu cá theo quy định; qua đó kịp thời phát hiện, xác minh, kêu gọi các tàu cá hoạt động vượt ranh giới cho phép trên biển quay trở về vùng biển Việt Nam.

Dù đã có những kết quả đạt được, UBND tỉnh Cà Mau cũng nhìn nhận, hiện một số tính năng trên hệ thống giám sát tàu cá chưa hoàn thiện, chưa phục vụ hiệu quả việc hỗ trợ, cảnh báo; vẫn còn hành vi tháo thiết bị giám sát hành trình gửi tàu khác, không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình.

Đường vào cảng cá Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển bị hạn chế tải trọng là nguyên nhân khiến nhiều tàu cá e ngại cập cảng

Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá, đặc biệt tại các cảng cá để phục vụ kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát lượng thủy sản qua cảng; thực hiện công tác xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.

Cùng với đó, một số tổ chức, cá nhân thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản từ khai thác chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về chống khai thác IUU, hợp thức hóa, phục hồi, hồi ký hồ sơ đối với sản phẩm thủy sản từ khai thác chưa rõ nguồn gốc, có nguy cơ vi phạm khai thác IUU.

Tỉnh Cà Mau xác định, trong thời gian tới tỉnh tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả những chỉ đạo của trung ương; khẩn trương khắc phục các hạn chế, tồn tại; hướng tới mục tiêu cùng cả nước sớm gỡ thẻ vàng của EC; xây dựng nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Báo mới
Đăng ngày 26/10/2022
Trần Khải
Kinh tế

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Tác dụng của cá cảnh trong việc giảm căng thẳng mà bạn không ngờ tới

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thú vui này còn ẩn chứa nhiều lợi ích không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần.

Cá cảnh
• 16:47 03/10/2024

Cá tra Việt Nam cần có thương hiệu để vượt khó

Chiều 27/9/2024, làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, có tỉnh ở ĐBSCL đề nghị được ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung. Vấn đề bức thiết bởi cá tra nước ta đang đối diện nhiều khó khăn, muốn vượt qua cần nâng cao chất lượng chuỗi sản phẩm từ giống đến chế biến xuất khẩu để xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu thị trường. Thực tế, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã thực hiện, đang cần ưu tiên nguồn lực để có kết quả lớn hơn.

Cá tra
• 16:47 03/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 16:47 03/10/2024

10 đặc điểm để nhận biết tôm tươi trước khi mua

Tôm là món ăn quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, để chọn lựa được những con tôm tươi ngon là điều mà bà nội trợ nào cũng quan tâm hàng đầu. Bởi chỉ có những con tôm tươi mới chế biến nên những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Sau đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc nhận biết 10 đặc điểm dễ dàng lựa được những con tôm tươi ngon trước khi mua nhé.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:47 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 16:47 03/10/2024
Some text some message..