Cà Mau: Phấn đấu xuất khẩu tôm đạt 2,5 tỷ USD

UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh sẽ phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ngành tôm đạt 2,5 tỷ USD.

Cà Mau: Phấn đấu xuất khẩu tôm đạt 2,5 tỷ USD
Tỉnh Cà Mau sẽ phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu ngành tôm đạt 2,5 tỷ USD.

Ngoài ra, mục tiêu đến năm 2025 của Cà Mau là trở thành trung tâm tôm lớn nhất ĐBSCL và cả nước, đặc biệt là tôm sinh thái.

Theo kế hoạch của tỉnh Cà Mau, đến năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 279.000ha, với sản lượng khoảng 233.000 tấn; tôm càng xanh 15.000ha, sản lượng khoảng 4.500 tấn; sản lượng tôm chế biến khoảng 133.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD.

Đến năm 2025, tổng diện tích tôm nước lợ đạt 260.000ha, sản lượng khoảng 320.000 tấn; diện tích tôm càng xanh là 20.000ha, sản lượng khoảng 7.000 tấn; sản lượng tôm chế biến khoảng 187.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Cà Mau sẽ rà soát lại quy hoạch, với việc ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho vùng nuôi tập trung quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, có tổ chức sản xuất phù hợp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường.

Tỉnh Cà Mau sẽ phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp như siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh tập trung, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp, tôm - lúa, tôm - rừng… Trong đó, việc phát triển nuôi quảng canh cải tiến chủ yếu là tôm sú, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng đầu tư của người dân. Đây được xem là lợi thế lớn mà không địa phương nào có được. Ước đến năm 2020 đạt sản lượng 85.480 tấn và đến 2025 là hơn 119.370 tấn.

Ngoài ra, tỉnh này cũng phấn đấu đến 2020 sản xuất tôm giống trong tỉnh đạt 23,5 tỷ con sú và chân trắng; đến 2025 là 29,5 tỷ con, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu nuôi. Để có đầu ra cho ngành tôm, UBND tỉnh Cà Mau cho biết sẽ đẩy mạnh việc tìm kiếm, tiếp cận các thị trường tiềm năng khác ngoài các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, EU… cũng như quan tâm hơn đến thị trường nội địa.

Theo kế hoạch tỉnh Cà Mau sẽ xây dựng một Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản hiện đại mang tầm quốc gia, từng bước hình thành khu nông nghiệp thủy sản đặc trưng của Việt Nam đủ sức cạnh tranh khu vực và quốc tế.

Báo Nông Nghiệp
Đăng ngày 04/07/2018
Trọng Linh

Tăng cường công tác gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu

Ngày 17/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến của Ban chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Hội nghị được kết nối trực tuyến với 28 địa phương ven biển trên cả nước.

Họp
• 11:39 19/06/2024

Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc tại tỉnh Bình Định được áp dụng ngày càng rộng rãi trong các hộ dân. Đây là công nghệ nuôi tôm thương phẩm giúp giảm được dịch bệnh, tiết kiệm được chi phí sản xuất, kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong con tôm thương phẩm, giúp nâng cao được giá thành sản phẩm và thu nhập tăng hơn đáng kể so với trước đây.

Ao nuôi
• 11:19 17/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 10:12 14/06/2024

Bình Định: Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 116.822,9 tấn

Trong những tháng đầu năm 2024, ngành thủy sản Bình Định tuy gặp phải những khó khăn thách thức như: tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp,...

Nuôi lồng bè
• 11:36 30/05/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:48 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 06:48 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 06:48 26/06/2024

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 06:48 26/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 06:48 26/06/2024
Some text some message..