Cà Mau: Tàu cá bị thiêu rụi, thiệt hại hàng tỉ đồng

Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNN) vừa nhận được thông tin về vụ hỏa hoạn làm thiệt hại một tàu cá tại vùng biển phía Nam Đông Nam tỉnh Cà Mau.

Lực lượng kiểm ngư nỗ lực phun nước chữa cháy nhưng không cứu được tàu cá. Ảnh: KN

Chiều 28.10, Tổng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), cho biết, Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản) vừa nhận được thông tin về vụ hỏa hoạn làm thiệt hại một tàu cá tại vùng biển phía Nam Đông Nam tỉnh Cà Mau. Vụ hỏa hoạn đã xảy ra vài ngày trước, nhưng do tàu cá phải di chuyển khỏi vùng biển vào đất liền và đến thời điểm này mới có báo cáo chính thức.

Cụ thể, lúc 11h15, ngày 22.10.2021, tại vị trí 07 40’ N - 105 46’ E (vùng biển phía Nam Đông Nam của tỉnh Cà Mau) xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đối với cặp tàu cá làm nghề lưới kéo đôi (BT-95455-TS và VL-93005-TS).

Nguyên nhân ban đầu được xác định là nguồn lửa xuất phát từ buồng máy tàu cá VL-93005-TS với 3 ngư dân, thuyền viên trên tàu đã cố gắng dập lửa và thông báo các tàu cá cùng ngư trường hỗ trợ, giúp đỡ, nhưng ngọn lửa ngày càng lớn do trên tàu cá lúc này có chứa 18.000 lít dầu nhiên liệu. Thuyền trưởng đã quyết định bỏ tàu, đưa toàn bộ thuyền viên sang tàu BT-95455-TS để bảo đảm tính mạng của thuyền viên.

Nhận được tin, Biên đội 2 tàu Kiểm KN-506 và KN-508 thuộc chi Cục Kiểm ngư vùng 5 - Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản - Bộ NNPTNT) có trụ sở tại Kiên Giang đã cơ động có mặt kịp thời triển khai công tác cứu hộ. Chỉ huy biên đội đã triển khai sử dụng súng phun nước áp lực cao để chữa cháy tàu cá VL-93005-TS.

Với sự nỗ lực của toàn Biên đội tàu kiểm ngư và ngư dân đến 16h45, ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn. Ngư dân bị nạn được lực lượng Kiểm ngư hỗ trợ, chia sẻ động viên bà con sau tai nạn thiệt hại lớn về kinh tế.

Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người nhưng các các trang thiết bị khai thác, ngư cụ và phần cabin của tàu bị thiêu rụi hoàn toàn, thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.

Báo Lao động
Đăng ngày 29/10/2021
Vũ Long
Nông thôn

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 10:40 04/12/2024

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, hướng đi bền vững của người nuôi tôm tại Bình Định

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm đã được Trung tâm Khuyến nông Bình Định triển khai xây dựng mô hình và thực hiện từ năm 2020.

Ao nuôi tôm
• 11:18 03/12/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 09:31 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:31 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 09:31 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 09:31 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 09:31 06/12/2024
Some text some message..