Con tôm đang là đối tượng chính chiếm phần lớn diện tích nuôi thuỷ sản của Cà Mau. Song, con tôm vẫn chưa phát huy hết tiềm năng giá trị, tận dụng tối đa ưu đãi của thiên nhiên ban tặng. Trước sự tăng ồ ạt diện tích nuôi tôm công nghiệp (NTCN) làm phá vỡ quy hoạch vùng nuôi, điện phục vụ nuôi tôm chưa đáp ứng, việc tổ chức lại sản xuất cho loại hình này đang được các ngành chức năng và địa phương tích cực thực hiện.
Chuyển giao kỹ thuật
Trước tình hình phong trào NTCN phát triển mạnh, ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều vấn đề cần đáp ứng, trong đó công tác tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật cho người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: “Để mô hình này thành công trước nhiều yếu tố như biến động của thời tiết, các yếu tố đầu vào như vật tư, chất lượng con giống… Sở đang chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho người dân nắm để quản lý môi tốt môi trường ao nuôi, giúp tôm phát triển tốt. Theo đó, việc khuyến cáo người dân phải tuân thủ thả nuôi 2 đối tượng tôm thẻ chân trắng và tôm sú với mật độ vừa phải và thời gian giữa các vụ phải theo sự chỉ dẫn của ngành chuyên môn”.
Song, từ phong trào này mà diện tích đất bị hoang hoá, vườn tạp hầu như không cho thu nhập gì trong năm nay đã hình thành ao nuôi, bước đầu cho hiệu quả cao về thu nhập, nâng cao giá trị của đất. Mặc dù chịu ảnh hưởng chung của tình hình giá tôm sụt giảm nhưng người nuôi tôm vẫn có lãi. Từ đó, mô hình này hiện nay đang tạo sức bật cho thu nhập của người dân, tạo nguồn tôm nguyên liệu đáp ứng cho các nhà máy chế biến thuỷ sản…
Bên cạnh đó, sự mất cân đối về đối tượng nuôi trên loại hình NTCN hiện nay giữa tôm sú và tôm thẻ chân trắng dẫn đến mô hình này không thể mang lại thành công. Làm thế nào để loại hình NTCN phát triển bền vững, bảo đảm người nuôi tôm có lãi đang là vấn đề mà ngành chức năng và người dân quan tâm nhất hiện nay. Ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội Thuỷ sản, nhận định: “Để mô hình này thành công, trong thời gian tới, yếu tố kỹ thuật vẫn là hàng đầu mà các ngành cần phải hướng đến Giải pháp lâu dài
Ông Châu Công Bằng cho biết thêm: “Chúng tôi tiếp tục khuyến cáo người dân tham gia vào các tổ hợp tác (THT) hay hợp tác xã (HTX) để có điều kiện hỗ trợ nhau về kỹ thuật, liên kết nhau trong khâu chọn con giống tốt. Chủ động hơn trong liên kết với các công ty thuốc chế phẩm sinh học, thức ăn để hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận. Ngoài tuân thủ lịch thời vụ, người nuôi tôm cần tìm hiểu, nắm bắt thông tin thị trường, tránh thả nuôi ồ ạt dẫn đến thừa nguyên liệu, giá tôm giảm”.
Theo đó, các đơn vị chuyên môn kết hợp chặt với từng địa phương tăng cường bám sát các ao nuôi bị thiệt hại để hỗ trợ kịp thời trong việc khử trùng ao nuôi, xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài, tránh mầm bệnh lây lan cho vùng nuôi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho những hộ có điều kiện về kinh tế, kỹ thuật thực hiện quy trình nuôi theo hướng VietGAP, có trải bạt, có ao ương… đã nuôi thành công và trình diễn tại một số địa phương trong thời gian qua.
“Hiện nay, nông dân tham gia vào các THT, HTX đều có thu nhập và sản xuất hiệu quả cao, bởi được áp giá điện, tiếp cận các loại thức ăn, thuốc, hoá chất, con giống; được hỗ trợ kỹ thuật, chấp hành đúng các cam kết trong việc bảo vệ môi trường ao nuôi, vùng nuôi; tôn trọng quyền lợi, bảo vệ lợi ích cho nhau trong mọi khâu sản xuất. Do đó, giá tôm khoảng 100.000 đồng/kg như hiện nay thì xã viên vẫn có lãi”, ông Phạm Văn Hoàng, Chủ nhiệm HTX Hoàng Mỹ, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, khẳng định.
Do đó, việc tổ chức lại mô hình NTCN theo các giải pháp trên là một hướng đi vững chắc cho người dân nuôi tôm. Có như vậy thì mục tiêu 10.000 ha NTCN vào năm 2015 mới có khả năng hoàn thành đúng lộ trình./.chuyển giao cho người dân. Hội cũng đang tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật tại các xã có diện tích NTCN nhiều để phần nào giúp người dân nắm, hiểu và quản lý tốt hơn môi trường ao nuôi để từng bước nâng cao hiệu quả trên loại hình này”.