Cà Mau "trải thảm đỏ" thu hút đầu tư: Bài 1: Nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư

Là tỉnh nằm cuối trời Tổ quốc, Cà Mau gặp rất nhiều bất lợi trong thu hút đầu tư, từ hạ tầng cho đến các dự án, hạng mục công trình, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của tỉnh, bằng nhiều chính sách ưu đãi, thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều công trình mang tầm vóc quốc gia, tạo nên thế đứng mới cho vùng đất Cà Màu vừa tròn 20 tuổi. Bên cạnh việc "trải thảm đỏ” để mời gọi thu hút đầu tư thì vấn đề bảo vệ môi trường bền vững luôn được tỉnh quan tâm với nhiều giải pháp thiết thực.

nuoi thuy san cong nghe cao
Nuôi trồng thuỷ sản công nghệ cao là lĩnh vực đang được tỉnh ưu tiên trong kêu gọi đầu tư.

Là tỉnh được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước với tài nguyên thiên nhiên phong phú, tuy nhiên vẫn còn không ít thách thức. Xác định được ưu thế và những hạn chế trong công tác thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thời gian qua, tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp một cách quyết liệt, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành... tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Một trong những khâu đột phá mà tỉnh xác định đến năm 2017 là công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Mục tiêu tỉnh đặt ra là làm thế nào rút ngắn đến mức thấp nhất thời gian, thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân.

Quyết liệt cải cách hành chính

Cà Mau từ bao đời nay luôn được đánh giá là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện từ khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản cho đến lĩnh vực nông và lâm nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh thời gian qua phát triển vẫn còn chậm và thiếu tính bền vững.

Một trong những rào cản tồn tại trong thời gian qua chính là TTHC còn quá rườm rà và mất nhiều thời gian. Ðiều này thể hiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Cà Mau trong vài năm trở lại đây luôn xếp hạng áp chót. Chính điều này, ngay từ đầu năm 2016, tỉnh quyết liệt vào cuộc với nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cải cách TTHC.

Sự quyết tâm của tỉnh nhằm cải cách một cách toàn diện và hiệu quả TTHC đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của Sở Nội vụ, đến nay, có 19/20 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế; 9/9 huyện và TP Cà Mau; 101 xã/phường/thị trấn thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, với 1.520/1.625 TTHC được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Ngoài ra, có 129 cơ quan hành chính sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc liên thông (VIC). Không chỉ vậy, để công tác cải cách hành chính ngày một chuyển biến tích cực hơn, hầu như trong tất cả cuộc họp kể từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đều có ý kiến chỉ đạo các ngành, các cấp và địa phương tiến hành rà soát, đơn giản hoá TTHC một cách toàn diện, rút ngắn thời gian giải quyết ít nhất 20-30% và đảm bảo 100% TTHC được giải quyết đúng thời gian quy định, nếu chậm trễ phải tiến hành xin lỗi. Ðặc biệt, tỉnh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm hay có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.

Những nỗ lực trong cải cách hành chính, công tác hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ đó, việc thu hút đầu tư cũng đã có bước tiến tăng vọt. Kể từ đầu năm đến trung tuần tháng 8, toàn tỉnh đã cấp 26 giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký trên 6.375 tỷ đồng, tăng hơn so với cả năm 2015. Ðiều này cho thấy các giải pháp trong thu hút đầu tư của tỉnh thời gian qua đang đi đúng hướng.

Nhiều ưu đãi

Không chỉ đẩy nhanh cải cách hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong đầu tư trên địa bàn, hiện nay tỉnh còn có nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư. Trong đó, tiêu biểu là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể: thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khu kinh tế, khu công nghệ cao, kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường; doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

go
Trồng, chăm sóc và chế biến các sản phẩm từ nguồn gỗ địa phương là lĩnh vực đang được tỉnh tập trung thu hút và ưu đãi trong đầu tư.

Ngoài ra, sẽ áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường; phần thu nhập từ hoạt động xuất bản của nhà xuất bản; phần thu nhập từ hoạt động báo in; phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội; phần thu nhập của doanh nghiệp từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nuôi trồng nông, lâm, thuỷ sản ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn...

Bên cạnh đó, đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản xuất thép cao cấp, sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, sản xuất máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư, thiết bị tưới tiêu, thuế suất ưu đãi là 17% trong thời hạn 10 năm.

Ngoài ra, đối với việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ theo từng dự án đầu tư sẽ có thời gian miễn, giảm khác nhau. Trong đó, bao gồm các mốc như: miễn thuế 4 năm, giảm 50% so với thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; miễn thuế 4 năm, giảm 50% so với thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo; miễn thuế 2 năm, giảm 50% so với thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo...

Không chỉ vậy, Trưởng Phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Cà Mau Phan Văn Út cho biết, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, dự án sẽ được xem xét hưởng thêm các mức ưu đãi phù hợp với quy định.

Chuyển biến trong cải cách hành chính, nhiều ưu đãi trong đầu tư, Cà Mau đang "trải thảm đỏ" để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững hướng đến mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng ÐBSCL vào năm 2020./.

Theo chương trình thu hút đầu tư của tỉnh từ đây đến năm 2020, các lĩnh vực - ngành nghề trọng điểm ưu tiên gồm: đầu tư khai thác cảng Năm Căn, Khu kinh tế Năm Căn; lĩnh vực nuôi trồng và chế biến, xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản có giá trị gia tăng cao; đầu tư dịch vụ khai thác dầu khí khu vực thềm lục địa (kết hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam); sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu gỗ địa phương; đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, đô thị; các ngành công nghiệp có sử dụng khí thấp áp; dịch vụ du lịch, cơ sở giáo dục, y tế chất lượng cao và các dự án thu hút nhiều lao động của địa phương.

Ngày 11/8, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 1384/QÐ-UBND về việc phê duyệt Ðề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2018 với quyết tâm từng bước triển khai, đưa vào vận hành hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Phấn đấu trong năm 2016 đưa hệ thống này vào hoạt động phục vụ người dân và doanh nghiệp tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và bộ phận một cửa hiện đại tại 3 đơn vị huyện: Năm Căn, Cái Nước và TP Cà Mau. Ðến năm 2017-2018, triển khai ứng dụng hệ thống này cho tất cả cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

Khi Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh đi vào hoạt động sẽ có 80% TTHC của cấp tỉnh được đưa vào vận hành, trong đó khoảng 80% TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 20% trực tuyến mức độ 4. Ðối với cấp huyện sẽ có 70% TTHC của cấp huyện được đưa vào các cơ quan một cửa hiện đại cấp huyện đã triển khai, trong đó khoảng 70% TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 30% trực tuyến mức độ 4.

Báo Cà Mau, 29/08/2016
Đăng ngày 04/09/2016
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Nuôi trồng

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Oxy viên hỗ trợ ao nuôi tôm như thế nào?

Oxy viên là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong nuôi tôm, đặc biệt trong các hệ thống ao nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm này có vai trò cung cấp oxy trực tiếp vào nước ao nuôi, giúp tăng cường khả năng hô hấp của tôm và duy trì điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình sinh trưởng của chúng.

Tôm thẻ
• 10:44 04/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 21:45 05/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:45 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 21:45 05/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:45 05/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 21:45 05/11/2024
Some text some message..