Cà Mau: Ứng dụng UV vào nuôi tôm

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng Ozon và đèn UV trong nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng quy mô nông hộ tại Cà Mau” của Nguyễn Việt Bắc, 32 tuổi, giảng viên Khoa Nuôi trồng thuỷ sản, trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau có nhiều ứng dụng hữu ích trong thực tế.

Cà Mau: Ứng dụng UV vào nuôi tôm
Thầy Nguyễn Việt Bắc hướng dẫn sinh viên thực hành thí nghiệm.

Đề tài góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận và tránh tình trạng ô nhiễm môi trường cho những hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Những năm qua, người nuôi tôm ở Cà Mau gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, chưa nắm vững quy trình nuôi hoặc lạm dụng thuốc, hoá chất cộng với thời tiết bất lợi dẫn đến tôm nuôi bị thiệt hại lớn. Từ đó, nhiều hộ đã áp dụng công nghệ cao vào mô hình nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng. 

Tiết kiệm cho nông dân 

Thiết thực với thực tế địa phương, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng Ozon và đèn UV trong nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng quy mô nông hộ tại Cà Mau” là 1 trong 9 đề tài được UBND tỉnh phê duyệt ý tưởng vào tháng 2/2018. Trước đó, thầy Nguyễn Việt Bắc đã chế tạo thành công máy diệt khuẩn UV (tia cực tím) và ứng dụng thực tiễn mang lại hiệu quả cao cho các hộ dân ở huyện Đầm Dơi, Thới Bình và TP Cà Mau…

Thầy Nguyễn Việt Bắc cho biết: “Ý tưởng chế tạo máy diệt khuẩn UV xuất phát từ việc tôi nhận thấy trong nhiều hệ thống như xử lý nước lọc, xử lý nước ở trại giống... người ta thường cho nguồn nước hoặc nguồn không khí đó qua tia UV nhiều lần để diệt khuẩn. Từ đó, tôi nung nấu ý định chế tạo máy diệt khuẩn sử dụng trong nuôi siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng. Vì hiện nay mô hình này được bà con Cà Mau thực hiện với diện tích tương đối lớn”.

Rút kinh nghiệm từ nhiều lần chế tạo không như ý muốn, cuối cùng thầy Bắc cho ra đời máy diệt khuẩn UV khá chuẩn. Cấu tạo của máy diệt khuẩn UV gồm 12 bóng đèn UV, có khả năng diệt đến 99,9% vi khuẩn và vi-rút. Thiết bị xử lý nước UV có thể được sử dụng cho nước giếng và khử trùng nguồn nước bề mặt. Xử lý UV cho chi phí thấp do giảm công lao động. Xử lý nguồn nước nhanh, hiệu quả cao gấp 20.000 lần so với đun sôi. Tuy nhiên, nó đòi hỏi chi phí lắp đặt ban đầu khá cao và kỹ thuật vận hành cao.  

Thầy Nguyễn Việt Bắc cho biết, diện tích ao lắng, ao sẵn sàng trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh chiếm khá lớn (khoảng 50%). Ví dụ, 4 ao nuôi sẽ có 1 ao lắng, trung bình mỗi ngày nông dân phải tốn chi phí cho việc xử lý ao 3 triệu đồng. Nhưng khi lắp đặt, ứng dụng máy diệt khuẩn UV vào sản xuất thì hạn chế tối đa diện tích ao lắng, giảm chi phí đáng kể.

Điểm ưu việt của máy diệt khuẩn UV là tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật khi ở mật độ cao hoặc các vi khuẩn có các hạt bảo vệ chống lại tia cực tím khi chỉ chiếu xạ một vài lần. Khi lưu tốc và cường độ chiếu xạ hợp lý, tia UV có thể tiêu diệt 99,9999% vi sinh vật qua nó, bằng phương pháp phá vỡ cấu trúc AND của vi sinh vật. Đèn UV luôn được lắp đặt hệ thống bảo vệ sức khoẻ con người, chúng được che chắn để hạn chế tối đa ánh sáng cực tím tiếp xúc trực tiếp với người nên vận hành rất an toàn. 

Hết lòng vì cộng đồng 

Sau khoảng thời gian ứng dụng máy diệt khuẩn UV vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao, hiện nay, ngoài giờ lên lớp, thầy Nguyễn Việt Bắc còn cộng tác với nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH tôm giống Aqua one, Công ty TNHH công nghệ UV Best. Ngoài ra, thầy Bắc còn thường xuyên đi tập huấn để chuyển giao kỹ thuật, giúp nhiều hộ nông dân ứng dụng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh qua các lớp dạy nghề địa phương tổ chức.

Thầy Bắc cho biết thêm: “Quy trình chế tạo máy UV tôi đã giảng dạy trên lớp học. Vì đối với tôi, truyền đạt kiến thức cho sinh viên là niềm hạnh phúc. Thời gian rảnh rỗi, tôi thường đi thực tế nắm tình hình các hộ dân đang ứng dụng máy diệt khuẩn UV vào sản xuất để hỗ trợ họ khi cần thiết. Và tôi cũng nhận lời dạy các lớp nuôi trồng thuỷ sản ở các xã vùng nông thôn nhằm giúp họ đạt lợi nhuận cao nhất”.

Bằng sự đam mê nghề nghiệp, với trách nhiệm là người giảng viên, lòng quyết tâm, không ngại khổ, thầy Bắc bước đầu gặt hái những kết quả tốt đẹp trong quá trình giảng dạy và phát triển kinh tế. Niềm hạnh phúc của thầy giáo trẻ này sẽ được nhân lên khi nhận bằng tiến sĩ trong thời gian tới.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 06/05/2018
Phùng Ngọc Trầm
Nuôi trồng

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Thách thức dinh dưỡng trong nuôi tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi tôm phải đối mặt là vấn đề dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn quyết định đến sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật và hiệu quả sản xuất. Việc đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong suốt quá trình nuôi đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng và sự quản lý khéo léo.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:54 04/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 08:28 07/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 08:28 07/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 08:28 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:28 07/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 08:28 07/11/2024
Some text some message..