Cá nheo Mỹ lớn như 'thổi' trên lòng hồ Thác Bà

Tỉnh Yên Bái đang nuôi thử nghiệm cá nheo Mỹ thương phẩm trên lòng hồ thủy điện Thác Bà. Mô hình thành công sẽ mở ra nhiều triển vọng nuôi loài cá này ở Yên Bái.

Cá nheo Mỹ lớn như 'thổi' trên lòng hồ Thác Bà
Cá nheo Mỹ lớn như 'thổi' trên lòng hồ Thác Bà

Để phát huy lợi thế của tỉnh về nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà, trong năm 2015 và 2016, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng (TT&ƯD) tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc Sở KH&CN đã triển khai Dự án áp dụng thành tựu KH&CN: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus - Rafinesque, 1818) thương phẩm trong lồng trên hồ Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.

Mục tiêu của Dự án là xác định cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng phát triển của giống cá nheo Mỹ trong lồng trên hồ Thác Bà; bổ sung vào cơ cấu nuôi trồng thủy sản của tỉnh giống cá có giá trị kinh tế cao, góp phần đa dạng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Lê Xuân Thành - Giám đốc Trung tâm TT&ƯD tiến bộ KH&CN tỉnh cho biết: “Tháng 6/2016, chủ nhiệm Dự án, nhóm thực hiện Dự án phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình tiến hành điều tra khảo sát tình hình nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà, từ đó lựa chọn hộ gia đình chị Nguyễn Thị Chi, tổ 11, thị trấn Yên Bình có nhu cầu và nguyện vọng được tham gia thực hiện mô hình nuôi cá nheo Mỹ, có đủ kinh phí đối ứng, có nhân lực quản lý, bảo vệ, chăm sóc cá; có khả năng tiếp thu kỹ thuật để áp dụng vào nuôi cá nheo đúng quy trình kỹ thuật...”.

Mô hình được triển khai thực hiện tại tổ 20, thị trấn Yên Bình; thời gian thực hiện từ tháng 2/2015 đến tháng 11/2016. Quy mô thực hiện: 432m2/ 8 lồng nuôi, với số lượng 8.640 con cá nheo Mỹ, mỗi lồng nuôi có thể tích 54m3. Tổng kinh phí thực hiện Dự án là 982 triệu 566 ngàn đồng; trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học là 485 triệu đồng, nguồn kinh phí đối ứng người dân đóng góp là 497 triệu 566 ngàn đồng.

Sau khi đầu tư, lắp đặt xong lồng nuôi cá, ngày 25/9/2015, Trung tâm đã tổ chức nghiệm thu chất lượng giống cá nheo Mỹ mua tại Trung tâm quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, bàn giao 8.641 con cá nheo Mỹ bảo đảm chất lượng với trọng lượng trung bình 34 gam/ con cho hộ chị Nguyễn Thị Chi.

Sau 22 tháng triển khai Dự án, trong đó thời gian nuôi cá là 14 tháng cho thấy: Cá nheo Mỹ sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện nuôi tại hồ Thác Bà. Tỷ lệ sống đạt 81,68%, tốc độ tăng trưởng trọng lượng bình quân đạt 115,14 gam/con/tháng, tốc độ tăng trưởng chiều dài thân cá đạt 3,18 cm/con/tháng, trọng lượng trung bình đạt 1,646 kg, vượt mức so với mục tiêu đặt ra; hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình 2,3 kg thức ăn/ 1kg cá, giảm so với dự kiến ban đầu là (2,5kg thức ăn/1kg cá). Sản lượng đàn cá nheo Mỹ nuôi trong 8 lồng 14 tháng đạt 11.200 kg...

Tháng 11/2016, Trung tâm đã phối hợp với các tổ chức liên quan tổ chức hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở, đánh giá kết quả thực hiện Dự án và 100% thành viên Hội đồng đánh giá Dự án xếp loại “đạt”.

Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Dự án áp dụng thành tựu KH&CN “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus - Rafinesque, 1818) thương phẩm trong lồng trên hồ Thác Bà” do Trung tâm TT&ƯD tiến bộ KH&CN tỉnh thực hiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Mô hình thành công góp phần đa dạng các loại cá nuôi trong lồng trên hồ Thác Bà.

Đây là cơ hội để người dân vùng hồ Thác Bà khai thác tối đa nguồn lợi mặt nước hồ để phát triển nuôi thủy sản xóa đói giảm nghèo.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện Yên Bình cũng cần khuyến cáo không để người dân nuôi tự phát quá nhiều khi chưa ký được hợp đồng đầu ra cho sản phẩm cá nheo Mỹ thương phẩm. Vì tại thời điểm Trung tâm bắt đầu thực hiện Dự án giá cá Nheo Mỹ thương phẩm bán buôn với giá khoảng 120.000 đồng/kg, nhưng hiện nay giá đã giảm xuống còn 50 đến 60.000 đồng/kg.

Trong khi đó chi phí đầu tư cho 1 kg cá tăng trọng (mô hình Trung tâm nuôi là trên 78.000 đồng). Nếu để người dân nuôi trồng tự phát loại cá này quá nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng như nuôi lợn tự phát với số lượng lớn trong thời gian qua, khi giá sụt giảm thì người dân sẽ bị thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Báo Yên Bái
Đăng ngày 20/05/2017
Cao Chính
Nuôi trồng

Nguyên nhân nguồn nước bị đục trong nuôi tôm thẻ

Có nhiều nguyên nhân làm nguồn nước nuôi tôm bị đục được biết đến như sự xói mòn do dòng chảy gây ra từ bờ các dòng sông, suối, ao, hồ, dẫn vào khu nuôi.

Nước ao nuôi
• 11:55 01/12/2023

Nên làm hố xi phông bằng xi măng hay composite?

Xây dựng và thiết kế hố xi phông cho ao nuôi, đặc biệt là các ao nuôi tôm công nghệ cao đã dần trở thành vấn đề đáng quan tâm của bà con nuôi tôm.

Ao tôm
• 10:01 01/12/2023

Biện pháp nâng cao chất lượng tôm thẻ thương phẩm

Chất lượng tôm thẻ chân trắng thương phẩm, liên quan giá trị hàng hoá, khi xuất bán, bao gồm các yếu tố liên quan như vùng nuôi, môi trường nuôi, nguồn gốc con giống, quy trình, kỹ thuật nuôi áp dụng, tiêu chuẩn áp dụng, tác động hoạt động nuôi tôm đến môi trường xung quanh, dịch bệnh và các vấn đề liên quan.

Tôm thẻ thương phẩm
• 15:24 30/11/2023

Có nên trộn thức ăn tôm bằng máy?

Lĩnh vực chăn nuôi ngày càng phát triển với các sản phẩm đột phá hỗ trợ người nuôi dễ dàng hơn trong việc quản lý trang trại. Trong đó phải kể đến máy trộn thức ăn chăn nuôi – Một trong những công cụ giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian canh tác một cách đáng kể nhất.

Trộn thức tôm
• 12:30 29/11/2023

Tác dụng của các probiotic chức năng trong phòng trị bệnh đốm trắng

Vì tôm thiếu hệ thống miễn dịch đáp ứng nên loài này buộc phải dựa hoàn toàn vào hệ thống miễn dịch bẩm sinh để bảo vệ chúng, bao gồm phản ứng tế bào và thể dịch nhằm tích cực tìm kiếm và tiêu diệt bất kỳ chất lạ nào có thể đe dọa vật chủ.

Probiotic
• 23:10 04/12/2023

Những nơi ngắm san hô tuyệt đẹp ở Việt Nam

Với địa lợi là đường bờ biển dài 3260km, Việt Nam có được hệ sinh thái biển đa dạng, phong phú. Trong số đó, nước ta đặc biệt sở hữu những địa điểm ngắm nhìn san hô tuyệt vời hứa hẹn sẽ làm nao lòng du khách.

Những loài san hô tuyệt đẹp dưới đại dương
• 23:10 04/12/2023

Diệt khuẩn và kìm khuẩn trong ao nuôi tôm

Trong quá trình nuôi tôm, việc diệt khuẩn và kìm khuẩn đóng vai trò quan trọng trong công việc bảo vệ sức khỏe và phát triển tôm. Có rất nhiều phương pháp và sản phẩm được sử dụng để đảm bảo cho môi trường nuôi không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giúp tăng cường năng lực nuôi tôm và đảm bảo chất lượng.

Diệt khuẩn
• 23:10 04/12/2023

Nuôi tôm mô hình "Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro"

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp đáng kể cho GDP và xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, nuôi tôm siêu thâm canh được phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Tuy nhiên, mô hình này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến người nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức.

Siêu lợi nhuận - Siêu rủi ro từ con tôm
• 23:10 04/12/2023

Các tác nhân ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan

Trong quá trình nuôi, việc duy trì hàm lượng oxy hòa tan đủ là rất quan trọng để tránh tình trạng tôm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan. Nhưng hàm lượng oxy hòa tan sẽ bị một số tác nhân làm ảnh hưởng, từ đó sự sống và phát triển của các loài sinh vật trong ao bị đe dọa.

Oxy hòa tan
• 23:10 04/12/2023