Có thể thấy, những con cá nhỏ là đối tượng dễ bị săn giết nhất dưới đáy biển. Chúng hoàn toàn không có khả năng tự bảo vệ mình trước những kẻ săn mồi hung hăng, háu đói. (Nguồn Dailymail)
Biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, những con cá nhỏ nhanh trí dựa dẫm vào sứa biển khổng lồ. Chúng bơi nhẹ nhàng vòng quanh những con sứa, quá trình mở ra cụp vào của tán sức không làm ảnh hưởng đến việc di chuyển của cá nhỏ. (Nguồn Dailymail)
Núp dưới sự bảo vệ của con sứa khổng lồ, đàn cá nhỏ an toàn di chuyển đến những nơi cách xa kẻ săn mồi nguy hiểm. (Nguồn Dailymail)
Trong ảnh là một con sứa khổng lồ Versuriga anadyomene đang che chở cho đàn cá nhỏ di chuyển. (Nguồn Dailymail)
Việc nhờ vả các loài động vật to lớn khác che chở mình của các loài cá nhỏ không phải là hiếm nhưng các nhà khoa học vẫn không lý giải được tại sao những loài động vật to lớn lại đồng ý giúp đỡ. (Nguồn Dailymail)
Thông thường những loài động vật phải có sự trao đổi lợi ích mới chấp nhận giúp đỡ. Tuy nhiên trong trường hợp này, Rebecca Helm nhà nghiên cứu chuyên về các loài sứa cho biết, cô không thể lý giải được hiện tượng này. (Nguồn Dailymail)
Rebecca Helm chưa tìm ra được tương tác giữa con sứa khổng lồ này với những con cá bé nhỏ. (Nguồn Dailymail)
Có thể những con cá nhỏ coi loài sứa khủng là một nơi trú ẩn di động, khẩn cấp hoặc thậm chí là một hình thức vận chuyển giữa các môi trường sống khác nhau nhưng ngược lại những con sứa coi cá nhỏ là gì khi đàn cá nhỏ khó có thể giúp đỡ sứa trong việc hấp thụ phù du, duy trì sự sống. (Nguồn Dailymail)
Chỉ cần núp dưới tán sứa khổng lồ, những con cá nhỏ có thể yên tâm không bị săn giết bởi kẻ thù. (Nguồn Dailymail)