Cá ong mà nấu dưa hồng

Dưa hồng mà nấu với cá ong thì quyến rũ đến độ mấy ông quên cả đường về!

Cá ong nấu với dưa hồng. Ảnh: Quốc Cường
Cá ong nấu với dưa hồng. Ảnh: Quốc Cường

“Thương em anh cũng muốn vô/ Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”. Hai, ba trăm năm trước người ta sợ sóng gió ở phá Tam Giang. Còn bây giờ đến phá người ta chỉ sợ nghe danh mà không thấy mặt tôm cá đặc sản.

Chính nguồn nước lợ – hoà trộn giữa nước biển và nước sông đã làm cho cá ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ngon ngọt mà chắc dai chứ không mềm bở như cá sông, cũng không “dữ” để gây dị ứng như cá biển. Nên cá tôm đầm phá lúc nào cũng đắt hơn cá biển nhiều lần nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng. Ấy vậy mà dân gian có câu: “Ong, hương, hanh múi, ngạnh nguồn/ Cá dìa, lệch núi chẳng nhường thịt heo”.

Cá ong căng, thuộc họ cá căng (Teraponidae), bộ cá vược (Perciformes). Cá ong chỉ có trong thiên nhiên, là đặc sản hàng đầu của phá Tam Giang, thường không đủ cung cấp cho dân địa phương.

Ngoài cá ong căng thì cá ong bầu còn quý hiếm hơn nữa. Theo ông Sĩ Thạnh phụ trách ẩm thực của nhà hàng Hương Việt, thời điểm này cá ong căng khoảng 170.000 đồng/kg thì cá ong bầu phải 300.000 đồng/kg.

Cá ong bầu dài chừng 10 – 12cm, ngang cỡ ba ngón tay nhưng tròn lẳn, bụng căng như có bầu mà nên cái tên vậy. Còn cá ong căng thì dài hơn khoảng 12 – 18cm nhưng không có… bầu chỉ có đầu to hơn. Để phân biệt thêm, cá ong căng mình có sọc màu trắng đen còn ong bầu thì sọc vàng đen.

Cá ong chỉ cần rửa sạch đánh vảy, đặc biệt bộ lòng cá thì phải để lại. Lòng cá ong béo kỳ lạ nhưng không hề ngán bởi theo đó là cái vị hơi nhân nhẫn đắng xua tan vị ngậy của mỡ, của gan cá. Cá ong bầu nướng mộc thơm nức mũi, thịt cá trắng phau như thịt ếch, dai mà ngọt khỏi chê.

Miền Trung mùa ra giêng cho đến cuối hè khí hậu khắc nghiệt với cái nóng đổ lửa. Và như để bù đắp cho cái xứ khô khốc đó, mùa này người ta lại trồng được rau quả tươi ngon: rau lang, mồng tơi, mướp, bí… và những dây dưa hồng (dưa hường) với quả ngọt ngào, thanh mát. Dưa hồng thoạt nhìn giống như dưa hấu nhưng trái nhỏ cỡ nắm tay, ăn khi còn xanh. Mùa rộ người ta còn muối dưa để dành ăn dần. Dưa hồng mà nấu với cá ong thì quyến rũ đến độ mấy ông quên cả đường về. Vậy mới có... thơ: “Cá ong nấu với dưa hồng/ Lờ đờ có kẻ mất chồng như chơi”.

SGTT
Đăng ngày 16/05/2013
quang tâm
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 03:52 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 03:52 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 03:52 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 03:52 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 03:52 23/11/2024
Some text some message..