Cá sấu đá có tên trong sách đỏ giá 50.000 đồng

Hình dạng không khác nhiều so "khủng long 6 sừng" giông Axolotl, mỗi con cá cóc Tam Đảo - loài lưỡng cư nguy cơ tuyệt chủng được rao bán tràn lan với giá chỉ 50.000-200.000 đồng.

cá sấu đá

Có tên gọi khác là cá sấu đá, cá cóc Tam Đảo - loài lưỡng cư họ thằn lằn một thời được liệt vào danh sách những động vật có nguy cơ tuyệt chủng bậc cao. Thậm chí, nhiều người mê sưu tầm sinh vật cảnh cho rằng, loại cá này thậm chí còn quý và đẹp hơn “khủng long 6 sừng” là giông A. Rộ lên với dân chơi sinh vật cảnh tại khu vực phía Nam thời gian gần đây, song giá của các cóc Tam Đảo so với giông Axolotl chỉ bằng 1/4, thậm chí có một thời gian, loài sinh vật sắp tuyệt chủng này được bán với giá 10.000-15.000 đồng/cá thể.

Tại Hà Nội, cách đây khoảng 3 năm, nhiều tiệm kinh doanh cá cảnh vẫn công khai chào báo loại cá này. Song hiện tại, chỉ còn một số điểm lẻ tẻ vẫn bán và khách hàng phải hỏi mới có thể biết hàng còn hay hết. Song trên thế giới mạng mua bán sinh vật cảnh, loại cá cóc của Tam Đảo có nguy cơ tuyệt chủng vẫn được bán tràn lan, dù đây là động vật bị cấm buôn bán, theo quy định tại Nghị định 32 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

Anh Hùng, ở Mê Linh (Hà Nội) đang rao bán các cóc Tam Đảo cho biết, giá mỗi con 20 cm là 65.000 đồng, mua nhiều sẽ vận chuyển tận nơi. Lý giải giá tăng so với cách đây 1-2 năm, anh Hùng cho hay vì hiện tại loài cá này đang hiếm. “Trước kia, có thể bắt được trong các khe suối ở vùng Tây Thiên, Tam Đảo thuộc Vĩnh Phúc, nhưng hiện nay, rất ít người bắt được loài cá này. Hơn nữa, cơ quan chức năng cấm khai thác, bắt cá cóc, nên hàng trở nên khan hiếm”, anh chia sẻ. Chủ nhân của rao vặt bán cá sấu đá nói trên cũng cho biết thêm, loại anh đang cung cấp cho thị trường là cá cóc Tam Đảo thuần chủng, có thân màu đen và bụng màu da cam.

Ở thị trường TP.HCM, một chủ petshop cho biết giá các cóc Tam Đảo hiện nay dao động từ 100.000 đồng/cá thể trở lên đến vài trăm nghìn đồng. Loại cá cóc có kích thước 18 cm chiều dài được anh này phát giá 250.000 đồng/con. Mức giá này đã tăng đáng kể so với cách đây 1-2 năm, vì hiện nay, ngoài những loại khác đang “hot” như sóc bay, cá đuối, tép cảnh, cua phù thủy và “khủng long 6 sừng”, cá sấu đá Tam Đảo cũng được dân mê sinh vật cảnh sưu tầm nhiều.

“Loại này nhìn có nét giống với giông Axolotl nhưng giá lại ‘mềm’ hơn rất nhiều. Dù không phải là hàng hiếm trên thị trường, nhưng vì dễ nuôi nên dân chơi sinh vật cảnh nhiều người vẫn tìm mua về thả trong bể”, chủ cửa hàng petshop nói trên cho biết. Anh này tiết lộ, so với một con giông Axolotl, giá cá sấu đá chỉ bằng khoảng 1/3 hoặc 1/4, dễ nuôi và dễ chăm sóc hơn nhiều, nên thay vì đổ xô nuôi giông Axolotl với giá cao và rủi ro lớn, một số người chơi đang chuyển hướng sang nuôi cá sấu đá. Hiện tại, cửa hàng anh có cung cấp cá cóc Tam Đảo với giá dao động khoảng trên dưới 200.000 đồng/con, còn giông Axolotl phải một tháng nữa mới có hàng nhập về.

Xu hướng kinh doanh các loài sinh vật cảnh phục vụ thú chơi của người yêu thích sưu tầm các loại này nở rộ từ nhiều năm nay. Ban đầu, người chơi chỉ đơn thuần nuôi các loại cá nhập khẩu như cá dĩa, cá vàng… sau chuyển dần sang các loại đắt tiền như cá La Hán, cá Rồng. Một thời gian dài, những loài động vật nguy hại như rùa tai đỏ, cá đầu sấu, ốc bươu… cũng được dân sưu tầm nuôi làm cảnh, cho đến khi có cảnh báo từ các cơ quan khoa học, trào lưu này ngừng lại. Nở rộ sau đó là những trào lưu nuôi động vật nhập ngoại, trong đó có giông Axolotl giá bạc triệu và một số loại nhập từ nước ngoài như tép cảnh, cua phù thủy, kỳ nhông.

Thú chơi cá cóc Tam Đảo, hay còn gọi là cá sấu đá, dù không là trào lưu thu hút số đông người mê sinh vật tham gia, song cũng gây nguy hại với loài lưỡng cư có nguy cơ tuyệt chủng này. Tuy nhiên, nghịch lý diễn ra trên thị trường là loại cá quý của Việt Nam có giá rất bèo bọt so với những loại nhập ngoại. Còn so với giá trị khoa học của loài này, mức giá 50.000-200.000 đồng, theo nhiều người, là không tương xứng và thay vì đem ra mua bán, loài sinh vật này nên được bảo vệ nghiêm ngặt.

Infonet
Đăng ngày 11/07/2013
mạnh cường
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:19 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:19 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:19 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:19 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:19 27/11/2024
Some text some message..