Cá sấu hỏa tiễn - Loài cá săn mồi cực đỉnh

Tại Việt Nam, loài cá này được du nhập từ năm 2000 để phục vụ cho những người đam mê cá cảnh. Tuy nhiên, loài cá này lại tiềm ẩn không ít nguy cơ gây hại cho môi trường lẫn con người.

Cá sấu hỏa tiễn
Cá sấu hỏa tiễn được du nhập vào nước ta để làm cá cảnh

Loài cá ngoại lai mang mầm mống xâm hại lớn 

Cá sấu hỏa tiễn (tên khoa học Lepisosteus osseus), được tìm thấy nhiều ở vùng Bắc Mỹ. Chúng thuộc loài Lepidosteiformes thuộc ngành động vật có dây sống, lớp cá vây tia, bộ cá láng và nằm trong họ mõm dài.  

Từ lâu, chúng đã được mệnh danh là “thủy quái nước ngọt” bởi ngoại hình kỳ dị cùng những tập tính độc lạ của mình.  

Trước đây, cá sấu săn mồi là một trong những loài “thủy quái” hiếm hoi có lịch sử tồn tại lâu đời trên thế giới, nhưng khoảng mấy chục năm trở lại đây do xuất phát từ sự ưa chuộng của nhiều người nuôi cá cảnh mà loài cá này đã nhanh chóng phổ biến.  

Nếu chỉ dừng lại ở việc sở hữu loài cá này chỉ để phục vụ cho những người nuôi cá cảnh thì mọi chuyện không có gì đáng bàn cãi, dù rằng việc mua bán cá sấu hỏa tiễn chưa được cơ quan chức trách Việt Nam xem là hợp lệ.  

Cá sấu hỏa tiễnLoài cá này có khả năng gây tận diệt cho những loài bản địa 

Sở dĩ, chúng mang nguy cơ gây hại là bởi nhiều người nuôi chúng đã “phóng sinh” hoặc có trường hợp để “sổng” chúng ra tự nhiên. Từ đó, cá sấu hỏa tiễn đã “tác oai tác quái” và trở thành kẻ cạnh tranh thức ăn, nơi sinh sản và nghiêm trọng hơn là gây tận diệt cho những loài bản địa. 

Cá sấu hỏa tiễn có kỹ năng săn mồi đáng gờm 

Cá sấu hỏa tiễn là động vật ăn thịt, do đó, khả năng săn mồi của chúng gần như là một bản năng. Nhờ vào những vũ khí tự thân, cá sấu hỏa tiễn còn được nhiều người khen ngợi là một trong những loài cá sở hữu kỹ năng săn mồi cực đỉnh.  

Là loài có cân nặng không quá lớn, chỉ từ khoảng 5-7kg với kích thước phổ biến là 112-150cm, nhưng chúng lại có sức chịu đựng rất cao (cụ thể là khoảng 2 tiếng trên cạn) và có  thể sống đến 70 năm nếu được được sống trong điều kiện thích hợp. 

Thường ngày, cá sấu hỏa tiễn không di chuyển nhiều và thích trú ẩn ở những nơi yên tĩnh. Song, khi đói chúng lại rất hung dữ và sẵn sàng thể hiện những kỹ năng săn mồi bậc thầy. 

Với ưu thế là cái mõm dài đặc trưng của họ cá sấu kết hợp với hàm răng sắc nhọn được cấu thành theo kiểu răng kép và hàm trên có độ sắc bén hơn khiến việc cắn xé con mồi trở nên nhanh gọn và dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Do có lối sống thụ động nên quá trình săn mồi của cá sấu hỏa tiễn cũng diễn ra thầm lặng và tiêu tốn khá nhiều thời gian. Khi xác định được mục tiêu, cá sấu hỏa tiễn sẽ kiên nhẫn theo dõi con mồi và phục kích bất ngờ để hạ gục đối thủ bằng bộ răng sắc như dao của chúng. 

Cá sấu hỏa tiễnCá sấu hỏa tiễn rất kiên nhẫn để phục kích con mồi 

Một yếu tố khiến loài cá này trở thành “sát thủ” săn mồi nằm ở hình dáng bên ngoài của chúng. Cá sấu hỏa tiễn sở hữu dáng đầu giống cá sấu, còn thân lại tương đối giống đại đa số cá ở vùng nước ngọt (nhiều người hay nói thân loài cá này khá gần với cá lóc) mà nhờ cấu tạo đặc biệt này, chúng có khả năng di chuyển rất dễ dàng trong môi trường nước. Với màu sắc chủ đạo là nâu, xám, đen nên cá sấu hỏa tiễn còn có kỹ năng ngụy trang đáng gờm. Đặc biệt, xung quanh loài cá này còn được bao phủ bởi một lớp vảy hết sức kiên cố giúp chúng luôn tự tin, mạnh mẽ khi tấn công đối thủ mà không lo ngại sẽ bị thương. 

Dù có những kỹ năng tuyệt vời như thế, nhưng cá sấu hỏa tiễn không phải là loài cá cảnh nên nuôi nhốt và quan trọng hơn là càng không nên thả chúng ra môi trường tự nhiên.  

Khả năng xâm hại của cá sấu hỏa tiễn đã được chứng thực ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, khi phát hiện loài cá này được phát tán ngoài tự nhiên, người dân phải nhanh chóng báo với các cơ quan chức trách để có những biện pháp giải quyết kịp thời. 

Đăng ngày 11/12/2023
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:02 25/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 10:48 16/04/2024

Hành trình ngàn dặm của một sinh vật “trong suốt”

Vào một số thời điểm đặc biệt trong năm, người ta lại thấy hàng đàn sinh vật có ngoại hình kỳ lạ dạt vào bờ biển. Những cá thể này sở hữu sắc xanh nước biển nhạt, một số khác thậm chí còn không có màu. Người ta gọi sinh vật thú vị này là sứa buồm.

Sứa buồm Velella
• 09:00 15/04/2024

Những điều thú vị về sự thích nghi của loài cá tuyết

Dưới những lớp tuyết mỏng manh của đại dương, tồn tại một thế giới huyền bí, nơi cá tuyết tỏa sáng. Loài cá này, dường như đã được sinh ra để sống trong môi trường đầy thách thức của vùng biển đáy tuyết.

Cá tuyết
• 10:18 12/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 09:13 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 09:13 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 09:13 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 09:13 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 09:13 29/04/2024