Cá tai tượng

Cậu bé lấy tay áp vào mặt kính, tức thì chú cá nọ lao đến, vây ngực ve vẩy liên hồi, đuôi quẫy quẫy. Cậu miết tay dọc bể kính, chú cá lao theo, không ngớt lao đầu vào chỗ tay cậu bé đặt.

cá tai tượng
Cá tai tượng chiên xù.

Hôm nọ đến nhà hoạ sỹ Tại (người Uông Bí, Quảng Ninh) để xem tranh của anh ấy vẽ sau khi chúng mình có đợt đi điền dã ở vịnh Hạ Long về.

Vợ anh làm đồ nhắm dưới bếp, anh đi lấy tranh. Chỉ còn mình với cậu bé cháu nội của hoạ sỹ, chừng gần 3 tuổi. Cậu bé đang tập nói, ngọng líu lô, tay chỉ chỉ. Mình không hiểu bé nói gì, tay chỉ cái gì. Tức mình, bé kéo áo mình, bắt đứng lên, rồi dắt ra chỗ bể cá.
À, xem cá.

Hình ảnh một bể cá cảnh.

Cái bể không lớn lắm, trong có con bạch long đang bơi lững lờ và một chú cá to bằng bàn tay toàn thân ngà trắng, mình chưa rõ nó là cá gì.

Cậu bé lấy tay áp vào mặt kính, tức thì chú cá nọ lao đến, vây ngực ve vẩy liên hồi, đuôi quẫy quẫy. Cậu miết tay dọc bể kính, chú cá lao theo, không ngớt lao đầu vào chỗ tay cậu bé đặt.

Thấy chú cá hiếu động, háu ăn, đầu không ngớt lao vào thành bể, chợt một liên tưởng trong đầu mình loé lên: Chú cá này phải chăng là cá tai tượng cảnh?

Hỏi hoạ sỹ Tại cá gì, anh bảo chẳng biết nó là cá gì, chỉ thấy người bán người ta bảo đấy là cá tai tượng.

- Ồ đúng rồi! Mình reo lên thích thú.

Bây giờ đã có cá tai tượng cảnh, lại toàn thân màu ngà trắng, trông lanh lợi, không kém phần duyên dáng, không thể không nể phục sự kiên trì chọn lọc của người tạo giống cá cảnh, nuôi và chơi chúng.

Nhờ họ mà hình như bây giờ loài cá nào cũng có thể tạo ra dòng có kích thước nhỏ, màu sắc đa dạng, để nuôi trong các bể cảnh.

Một số loại cá tai tượng cảnh.

Mình nhớ, năm 1993, mình được đi trong đoàn của báo Quảng Ninh giao lưu, học hỏi với báo một số tỉnh thành bạn khu vực phía Nam: Cà Mau, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Bà rịa – Vũng Tàu, Bình Định v.v.

Chuyến đi đó, khi ở một khách sạn tại TP Cần Thơ, thấy dưới gầm cầu thang bộ tầng trệt, người ta xây một tiểu cảnh, thả cá vào đó nuôi.

Mình bất ngờ trông thấy trong tiểu cảnh đó có một con cá to, màu xám, nhìn giông giống cá chép, nhưng chắc chắn không phải. Đầu nó bạc phếch, hơi gù gù.

Nhân viên lễ tân cho mình biết, đó là cá tai tượng.

Đó là giống cá lần đầu tiên mình biết và trông thấy.

Khi về TP Hồ Chí Minh, anh Huy, trước đã ở Quảng Ninh, là bạn của ông Trử (ông Trần Mạnh Trử, Phó tổng biên tập báo Quảng Ninh, Trưởng đoàn dẫn bọn mình đi giao lưu), mời đoàn đi ăn tối ở một nhà hàng trên sông Sài Gòn.

Mâm tiệc mình ngồi có một đĩa lớn trên đó có nửa con cá phía đằng đuôi, đã rán vàng ruộm.

Nó to tới mức tràn ra, không nhìn thấy đĩa đâu. Vảy cong cớn lên hết lượt. Vây lưng, vây bụng, đuôi cũng xoè cả ra.

Không biết cá gì, mới hỏi.

Hầu bàn lễ phép:

- Dạ, đó là cá tai tượng chiên xù.

- Nửa con, phía đuôi?

- Dạ.

- Thế nửa phía đầu nó đâu?

- Dạ, ở mâm kế bên.

Mình ngó qua, mâm bên cạnh cũng một đĩa lớn, nửa đầu con cá tai tượng chiên xù che kín đĩa.

- Cá tai tượng to nhỉ! – Mình buột miệng.

Anh Huy:

- Con này là nhỏ. Cá tai tượng còn có những con lớn hơn.

Cá tai tượng nuôi trong chậu cảnh.

Rồi anh kể, nhà anh trước có nuôi một con tai tượng, làm cảnh.

Lúc mới nuôi chỉ bé bằng bàn tay.

Sau nó lớn, đã được khoảng 5kg, to như cái quạt quạt lúa, phải làm một cái bể kính lớn để chuyển qua.

- Mình chăm nó từ bé. Nó quen. Đến mức, mình đi làm về, hễ nghe thấy tiếng xe máy là nó cuống quýt, liên tục lao đầu vào thành bể, mừng đón – Anh Huy kể tiếp.

- Con mèo, biết nó từ nhỏ, hay nhảy lên thành bể, rình bắt. Đến khi nó lớn, lần ấy không có mình, con mèo sẽ bị chết đuối.

- Chả là mèo nhảy lên thành bể, ngồi chăm chú nhìn cá. Rồi một lúc, chán, nó ngó lơ đi đâu đó, vô ý quay đuôi thò vào bể.

Con cá chỉ chờ có thế, nó lao lên đớp đuôi, kéo con mèo rơi vào bể nước.

- Vậy mà con cá chết mất rồi. Mình rất buồn và tiếc.

- Sao vậy anh?

- Chả là mấy đứa cháu ngoài Bắc nghỉ hè vào chơi, thấy bể nuôi cá mặt kính bám đầy rêu, nước xanh, chúng cho là bẩn, mới cọ rửa bể và thay nước. Con cá bị thay đổi môi trường, chết. Bọn trẻ không biết giống cá này quen sống nơi nước tù.

Chuyện của anh Huy nghe buồn buồn.

Nhưng mà thôi.

Cá tai tượng.

Mình nhớ, bữa chiêu đãi hôm ấy, cá tai tượng chiên xù chấm với nước mắm nhỉ Phú Quốc pha hạt tiêu, thịt dai và thơm.

Những cái vây lưng, vây bụng giòn tan.

Hôm nọ, mình cùng hoạ sỹ Tại bày tranh ra ngắm bên mâm rượu thịnh soạn chị vợ anh hì hụi làm cho, ngay cạnh bể cá cảnh.

Tranh của anh vẽ phong cảnh vịnh Hạ Long như thực lại như mơ.

Mình không rành lắm về hội hoạ, chỉ thấy nó đẹp.

Trong đó có một bức tranh thể hiện lại hình ảnh ngư dân đang kéo lưới lên thuyền. Có một con cá mắc lưới, màu trắng, nhìn hao hao giống con cá tai tượng đang bơi trong bể cảnh kia...

Báo Quảng Ninh, 19/08/2016
Đăng ngày 20/08/2016
Trần Giang Nam
Ẩm thực

Ngày Tết ăn cá lóc nước rơm

Khi bạn quá ngán thịt thì cá là món thay thế đầu tiên trong suy nghĩ. Nếu bạn có một vài con cá lóc bạn sẽ làm món gì?

cá lóc nướng rơm
• 19:54 09/02/2024

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 10:06 17/04/2024

Cá chét - Loài cá đầy chất dinh dưỡng cho sức khỏe

Được mệnh danh là đệ nhất hải sản biển, cá chét sống ở vùng nước mặn và là một phần không thể thiếu trong ẩm thực cá biển. Cá chét là một loại hải sản hảo hạng, được biết đến với chất thịt ngon và là một trong những loại cá mang đầy giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe.

Cá chét
• 10:22 11/04/2024

Hương vị ốc ruốc

Tại Bình Định, thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba (âm lịch) là thời điểm nhiều người đổ về các vùng biển để cào ốc ruốc. Ốc ruốc có kích thước bằng đồng đều hạt cúc áo, đủ màu sắc, khá xinh xắn, khi ăn xong có nhiều người gom vỏ ốc để kết thành rèm cửa, xâu chuỗi đeo tay…

Ốc ruốc
• 11:00 26/03/2024

Vào mùa cá dìa Bình Định với các món ngon

Tại tỉnh Bình Định, Cá Dìa bông (Siganus guttatus, Bloch 1787) là loài cá nước lợ - mặn, có giá trị kinh tế khá cao. Khi còn nhỏ, cá sống chủ yếu ở vùng đầm phá, cửa sông; lúc trưởng thành thì di cư ra biển, tìm đến các ghềnh đá, bãi san hô... để sinh sản.

Cá dìa
• 10:10 13/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:08 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:08 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:08 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:08 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:08 25/04/2024