Cá thát lát nuôi điêu đứng vì dịch Covid-19

Mỗi tuần chi phí hơn 5 triệu đồng tiền cám cho cá ăn, nếu nhân với 4 tuần trong 1 tháng thì hơn 20 triệu đồng, những hộ thí điểm mô hình: “Nuôi cá thát lát cườm an toàn sinh học bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi” ở xã Thuận Hòa như đang ngồi trên đống lửa vì không có người thu mua do dịch Covid-19.

Cá thát lát.
Cá thát lát. Ảnh: Vijay Anand Ismavel.

Từ mô hình hay

Xuất phát từ ý tưởng thấy cá thát lát trong môi trường tự nhiên cho thịt ngon và chắc, trong khi tại địa bàn xã có nhiều ao, hồ chứa nước tưới thanh long của người dân bỏ trống. Đầu năm 2020, Hội Nông dân xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc liên hệ với các trung tâm khuyến nông của tỉnh và huyện đề nghị nhân mô hình “Nuôi cá thát lát cườm an toàn sinh học bằng thức ăn công nghiệp” từ huyện Đức Linh về xã để nuôi thí điểm, đồng thời bao tiêu sản phẩm.

 Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Văn Dũng cho biết: “Với điều kiện tự nhiên và nhiều ao, hồ như vậy thì mô hình phù hợp với loài cá này. Đầu tiên, nuôi thí điểm vài hộ trên địa bàn xã, nếu hiệu quả sẽ nhân rộng. Hiện có 2 hộ đã triển khai nuôi là ông Lê Đức Trình và bà Lê Thị Phụng ở thôn Dân Hòa. Khi đến kỳ xuất bán thì chỉ cần liên hệ với công ty bao tiêu ở Đức Linh họ sẽ cho xe xuống thu mua”.

Trong 3 tháng đầu nuôi, chăm sóc kỹ cá lớn nhanh, dự kiến tháng thứ 7 đạt kích cỡ thương phẩm sẽ xuất ao bán. Theo dự kiến, sau khi trừ chi phí, còn thu lợi hơn 77,8 triệu đồng tổng diện tích ao nuôi của 2 hộ là 2.500m2.  

Không gặp thời

Mô hình bắt đầu triển khai vào tháng 08/2020 với 20.000 con giống được thả của 2 hộ. Nếu không vướng dịch thì lứa cá đầu tiên đã được công ty bao tiêu ở Đức Linh đến thu mua như thỏa thuận ban đầu theo liên kết chuỗi.

Tuy nhiên, đến nay đã quá 8 tháng, vẫn chưa có người đến thu mua, mặc dù các hộ nuôi đã liên hệ nhiều địa chỉ. Ông Trình cho biết: “Tôi đang trông ngóng công ty bao tiêu đến thu mua. Nếu cứ tình hình này thì sẽ lỗ vốn vì thức ăn cho cá đắt đỏ, mỗi tuần chi hết 5 triệu đồng tiền cám, chưa kể chi phí khác.

Hơn nữa, loài cá này đủ tháng, đủ trọng lượng người ta mới mua còn vượt quá trọng lượng sẽ bị chê”. Ông đã phải bán cặp bò đi lấy tiền mua thức ăn cho cá và làm hàng rào bảo vệ ao. Tương tự, hộ bà Phụng hiện đang cho cá ăn cầm chừng. Cụ thể bình thường 12 thau cám viên/ngày, nay còn 8 thau/ngày. Mặc dù đã nhiều lần liên hệ với công ty bao tiêu ở Đức Linh, thậm chí cả ở Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh nhưng chỉ nhận được câu trả lời: Vì tình hình dịch Covid-19 nên hạn chế đầu ra.

Cả 2 hộ đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, bán lẻ ra các chợ thì giá cao không người mua. Ông Trình than thở: “Hàng tấn cá dưới ao mà đánh bắt vài chục kg đi bán lẻ thì phá vỡ cả ao cá, hơn nữa giá cao bán lẻ rất chậm...”.

Trước tình trạng trên, Hội Nông dân xã đã kiến nghị với Trung tâm Kỹ thuật và dịch vụ nông nghiệp huyện để tìm đầu ra cho các hộ. Trung tâm cho biết, họ cũng đã kiến nghị với Trung tâm Khuyến nông tỉnh xem xét giải pháp đầu ra của các mô hình trong tình hình dịch bệnh hiện nay, bao gồm mô hình cá thát lát ở Thuận Hòa. Tuy nhiên, cũng chưa nhận được kết quả mong đợi.

Ông Phạm Kim Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh giải thích, cá thát lát chủ yếu được các nhà hàng, quán ăn lớn tiêu thụ. Những năm trước không có dịch Covid-19 dễ tiêu thụ, nhưng năm nay tình hình dịch thế này rất khó. Chúng tôi cũng đã cung cấp một số địa chỉ cho các hộ, nhưng có lẽ do dịch bệnh nên họ chưa thu mua. Với tình trạng này, hộ nuôi nên tìm cách tự chế biến, nạo cá thành chả bán để khắc phục phần nào... Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tiếp tục tìm cách gỡ khó giúp người dân.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 16/06/2021
N.Chinh
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 22:53 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 22:53 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 22:53 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 22:53 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:53 22/01/2025
Some text some message..