Cá tra: Bao giờ thôi “thoi thóp”?

Theo báo cáo mới nhất của Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), tổng nguồn vốn cho vay ngành cá tra trong 9 tháng đầu năm đạt 33.762 tỷ đồng (tăng 11,22% so với năm 2011), nếu thực sự, số vốn nói trên được đưa vào đúng chỗ cần thì đây là con số không nhỏ có thể giúp ngành cá tra giảm bớt khó khăn trong thời gian qua. Tuy nhiên, bức tranh ngành cá tra hiện nay lại phản ảnh một hiện thực hoàn toàn trái ngược.

ca tra thoi thop
Người nuôi cá tra tiếp tục phải đối diện với nhiều khó khăn

Cả DN và người nuôi đều chịu lỗ

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1,45 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng trong tháng 10, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt chỉ đạt 162,8 triệu USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ. Đây là con số phản ánh rõ nét nhất những gì đang diễn ra ở ngành cá tra hiện nay. Đó là: Người nuôi treo ao, DN sản xuất và chế biến buộc phải giảm giá thành, chịu lỗ.

Nhiều tháng trở lại đây, người nuôi cá tra ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải chịu cảnh treo ao, bỏ cá vì lỗ nặng. Theo tính toán của một hộ nông dân nuôi cá tra ở  tỉnh Khánh Hòa, giá thành 1 kg cá tra đến lúc xuất bán là 25.000 đồng/kg, nhưng thực tế, hộ nông dân này chỉ bán được với giá 19.500 đồng/ kg. Như vậy, với mỗi kg cá, nông dân lỗ tới 5.500 đồng. Nếu tính cả ao nuôi khoảng 150 tấn cá, một hộ nông dân bị lỗ tới 700 - 800 triệu đồng. Lỗ nặng như vậy, tiếp cận nguồn vốn ngân hàng lại khó, nên nhiều hộ nông dân đã quyết định bỏ ao.

Phía người nuôi cá là vậy, còn phía DN cũng khó khăn không kém. Theo phản ảnh của nhiều DN sản xuất và chế biến cá tra, kể cả lúc thị trường ổn định nhất, DN chỉ bán được cá với giá 2,5 USD/kg (trong khi giá sàn mà VASEP đưa ra là mức 3 USD/kg). Thậm chí, có DN chỉ chào giá ở mức 1,8 - 2,3 USD/kg. Như vậy bình quân mỗi kg cá, DN đang phải chịu lỗ 0,2 - 0,7 USD. Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng cá tra vùng ĐBSCL đạt 1,2 triệu tấn/năm, nhưng hiện nay, quá nhiều DN tham gian sản xuất, chế biến cá tra nên công suất thực của các nhà máy chế biến lên tới 2,5 triệu tấn/năm. Như vậy, sản lượng nuôi chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu sản xuất. Chính vì vậy, lâu nay đã diễn ra một thực tế là, nhiều DN tìm mọi cách để giành giật thị trường bằng cách giảm giá bán. Song, nguy hiểm hơn, có DN chấp nhận giảm cả chất lượng sản phẩm để tồn tại.  Sự cạnh tranh không lành mạnh, co kéo thị trường đã đẩy cả DN và người nuôi cá tra lâm cảnh thua lỗ. DN thì chịu bán dưới giá thành, người nông dân phải treo ao. Cả DN và người nuôi cá tra đều đang trông chờ vào cứu cánh duy nhất là nguồn vốn ngân hàng. Nhưng đáng buồn là, cả ngân hàng cũng đang quay lưng lại với họ. "Không có tài sản thế chấp, DN không thể vay được vốn từ phía ngân hàng” – ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hộiThủy  sản Đồng Tháp phản ánh.

Gần 34.000 tỷ tiền vốn đổ đi đâu?

Như vậy, chỉ nhìn qua vài nét "phác thảo” bức tranh ngành cá tra như ở trên, có thể thấy rõ, ngành cá tra đang gặp không ít khó khăn đối với việc tiếp cận vốn vay. Con cá tra vì thế, chưa lúc nào thoát khỏi tình trạng "thoi thóp”. Thế nhưng, theo thông tin mới nhất được Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước phát ra, tổng nguồn vốn cho vay ngành cá tra trong 9 tháng đầu năm đạt 33.762 tỷ đồng (tăng 11,22% so với năm 2011). Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu con số này thực sự được đầu tư đúng chỗ, thì sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành cá tra trong thời buổi khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, ngay lập tức, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản đã lên tiến phản ứng với con số này. Theo Phó Chủ tịch VASEP – ông Nguyễn Hữu Dũng nhận định: Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nói đã có trên 5.900 hộ dân và 280 DN sản xuất cá tra được vay vốn là hết sức vô lý. Bởi thực tế hiện nay, số hộ nuôi cá tra phải treo ao là rất nhiều. Lãnh đạo VASEP cũng như dư luận đều phải đặt dấu hỏi: Nếu số  vốn mà NHNN đưa ra là chính xác, thì cần phải xem lại, những DN đã được tiếp cận vốn có đầu tư vào đúng mục đích nuôi cá tra hay không, hay đổ vốn sang mục đích khác (?) Về vấn đề này, trước đó đã có ý kiến cho rằng việc đầu tư "ngoài luồng” của các doanh nghiệp thủy sản là nguyên nhân chính dẫn đến khan hiếm vốn...

Thực tế đang diễn ra hiện nay cho thấy, chưa có gì để có thể hy vọng mối quan hệ giữa người nuôi cá tra, DN chế biến và ngân hàng sẽ được cải thiện trong thời gian sớm nhất. Và nếu như vậy,  con cá tra sẽ còn đối diện với bộn bề khó khăn. Giới chuyên gia cho rằng, chỉ khi 3 nhà (người nuôi, DN và ngân hàng) tìm được tiếng nói đồng thuận, thì con cá tra mới hết cảnh "thoi thóp” như hiện nay.

Đại Đoàn Kết
Đăng ngày 05/12/2012
Minh Phương
Kinh tế

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 02:33 24/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 02:33 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 02:33 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:33 24/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 02:33 24/12/2024
Some text some message..