Cá tra có nhiều triển vọng phát triển

Đó là khẳng định của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra trong bối cảnh cá tra Việt Nam tiếp tục chinh phục người tiêu dùng thế giới.

Cá tra có nhiều triển vọng phát triển
Nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Thị trường rộng mở

Năm 2018 đánh dấu cột mốc quan trọng trong bức tranh kinh tế (KT) toàn cầu, khủng hoảng KT thế giới đã đi qua cột mốc 10 năm. Ngần ấy thời gian, thế giới đã chứng kiến biết bao nhiêu sự sụp đổ của các tập đoàn KT, các ngân hàng, các hãng tàu biển ở các quốc gia trên thế giới; riêng địa bàn tỉnh, có nhiều DN rời cuộc chơi do thua lỗ, thị trường xuất khẩu (XK) gặp bất trắc và ngành nuôi, chế biến cá tra cũng nằm trong vòng xoáy đó.

“Triển vọng của ngành cá tra trong thời gian tới vẫn rất tốt nếu chúng ta nhìn nhận sự thật; biết sửa sai, sửa ngay những khiếm khuyết mà chúng ta đã nhìn thấy, đó là vấn đề chất lượng từ con giống đến miếng fillet XK, đó là tình trạng bán phá giá lẫn nhau. Bởi, ngành này cũng không thoát khỏi quy luật “qua cơn bỉ cực đến hồi thới lai”. Thực tế đã chứng minh, sản phẩm (SP) fillet cá tra do nông dân nuôi được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng, chính vì vậy mà kim ngạch XK của ngành này trong năm 2017 đạt trên 1,7  tỷ USD và thị trường tiêu thụ SP lên đến 167 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…” - ông Nguyễn Hữu Nguyên (ngư dân nuôi cá xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

Thời điểm năm 1996, SP fillet cá tra chỉ XK sang Hoa Kỳ, đây là thị trường XK duy nhất của cá tra Việt Nam trong buổi ban đầu thì sau 20 năm, SP này đã được người tiêu dùng thế giới tin dùng và có đến 167 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. “SP cá tra fillet rất ngon. Ngon vì thịt trắng, ít xương dăm, người già lẫn trẻ em đều dùng được. Lợi thế của SP này hiện nay là giá cả hợp lý và chế biến được nhiều món ăn; thời gian bảo quản lâu. Chúng ta hãy xem đây là một lợi thế so sánh của SP này so với các SP khác trên thị trường để từ đó, các doanh nghiệp (DN) trong nước hoạch định chiến lược XK sao cho hiệu quả. Điều quan trọng là làm sao chất lượng SP phải được nâng lên” - bà Trần Thị Mỹ Hạnh, Việt kiều Mỹ chia sẻ.

Kỹ thuật được nâng cao

Năm 2017, ngành cá tra chứng kiến một sự thay đổi “ngoạn mục” về thị trường XK, đó là sự “trỗi dậy” của thị trường Trung Quốc - Hồng Kông. Nếu 10 năm trước, thị trường này xếp cuối trong bảng tổng sắp của thị trường XK cá tra Việt Nam thì nay đã vươn lên dẫn đầu, bởi SP nhập khẩu đa dạng, giá cả phải chăng, số lượng nhiều. Thống kê của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, 11 tháng đầu năm 2017, giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt 373,3 triệu USD, tăng 37,9% so cùng kỳ năm 2016, chiếm gần 23% tổng XK cá tra. Trong khi thị trường Mỹ (tính trong cùng thời điểm) chỉ đạt 319,7 triệu USD, giảm 9,7% so cùng kỳ năm trước. Như vậy, thị trường Trung Quốc - Hồng Kông được xem là thị trường chiến lược của các DN XK cá tra Việt Nam. Điều này cho thấy, triển vọng của ngành cá tra trong những năm tới vẫn tốt. “Một trong những điều làm nên triển vọng của  ngành cá tra, ngoài thị trường còn phải kể đến kỹ thuật nuôi, chế biến. Nếu 10 năm trước, để có 1kg cá tăng trọng, ngư dân phải tiêu tốn từ 3-3,5kg mồi thì nay, với kỹ thuật nuôi hiện đại, ngư dân chỉ tốn 1.50-1.55kg thức ăn cho 1kg cá tăng trọng. Lượng thức ăn tiêu tốn ít đã hạn chế được sự ô nhiễm ở tầng đáy ao, cá ít bị bệnh. Cùng với đó, từ ít thay nước chuyển sang thay nước liên tục đã làm cho thịt cá trắng, có mùi thơm tự nhiên. Đây được xem là tiến bộ trong kỹ thuật nuôi cá tra mà ngư dân đã đạt được…” - ThS Vương Học Vinh (chuyên gia nuôi cá tra) chia sẻ.

Thị trường rộng mở, kỹ thuật chăn nuôi được nâng cao là tiền đề để những người tham gia ngành nuôi và chế biến cá tra kỳ vọng trong thời gian tới. Hiện nay, giá cá thịt đang “neo” ở mức 28.500 đồng/kg (thanh toán tiền mặt), nếu những người tham gia ngành hàng này tạo ra được tiếng nói chung, cùng nhau làm giàu chính đáng, dẹp bỏ tư tưởng “chèn ép lẫn nhau”, “mạnh được yếu thua”; thay vì làm ăn riêng lẻ thì trở lại hợp tác với nhau để phát triển; nói thật, làm thật; chú trọng về chất lượng từ khâu con giống, nuôi thịt cho đến chế biến thì triển vọng của ngành hàng này vẫn tốt. Bởi, thực tế đã chứng minh, trong hơn 20 năm XK, ngành hàng cá tra vẫn là một trong những mặt hàng chiến lược. Đi cùng với đó, cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý đủ mạnh để xác lập lại trật tự trên lĩnh vực này, nghĩa là phải có thưởng, phạt phân minh. Nhà nước không nên can thiệp quá sâu, thay vào đó phải phát huy vai trò của hiệp hội ngành hàng. Có vậy, ngành cá tra sẽ phát triển bền vững trong thời gian tới.

Báo An Giang
Đăng ngày 28/02/2018
Minh Hiển
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Thủy sản Việt: Quý I khởi đầu ấn tượng, nhưng viễn cảnh còn nhiều thách thức từ chính sách thuế Mỹ

Quý đầu năm 2025 đánh dấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thủy sản Việt Nam sau giai đoạn dài ảm đạm. Tuy nhiên, đà phục hồi này đang có nguy cơ chững lại do ảnh hưởng từ các chính sách thuế mới mà Hoa Kỳ – thị trường xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt – dự kiến áp dụng trong tháng 4.

Tôm sú
• 10:52 11/04/2025

Trước biến động thuế tôm từ Mỹ, Cà Mau chủ động bảo vệ sản xuất và xuất khẩu

Trước tình hình Mỹ công bố mức thuế đối ứng 46% áp dụng với một số mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả thủy sản, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng triển khai các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản – một trong những ngành kinh tế chủ lực của địa phương.

Thu tôm
• 09:59 10/04/2025

Gánh nặng thuế đè nặng trên vai ngành xuất khẩu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam – đặc biệt là con tôm – đang đối mặt với một “cuộc chiến thuế” chưa từng có tại thị trường Mỹ. Sau khi gánh chịu thuế chống bán phá giá (AD), thuế chống trợ cấp (CVD), con tôm Việt Nam tiếp tục phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu đối ứng lên đến 46% từ chính sách mới được công bố đầu tháng 4/2025.

Chế biến thủy sản
• 10:34 09/04/2025

Giá tôm có xu hướng giảm bởi Mỹ áp thuế 46% lên Việt Nam

Ngày 2/4/2025, Mỹ chính thức áp mức thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, trong đó tôm – mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản – chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Giá tôm nguyên liệu đang được dự báo sẽ tiếp tục lao dốc, khiến người nuôi tôm và doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng.

Giá tôm giảm
• 09:59 08/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 07:22 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 07:22 25/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 07:22 25/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 07:22 25/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:22 25/04/2025
Some text some message..