Cá tra vào Mỹ cầm chắc thua lỗ

Người nuôi cá lẫn doanh nghiệp sản xuất chế biến cá tra tại ĐBSCL đều bị ảnh hưởng bởi thuế chống bán phá giá do phía Mỹ áp đặt. Trong ảnh: Nuôi cá tra tại Vĩnh Long.

Cá tra vào Mỹ cầm chắc thua lỗ
Người nuôi cá lẫn doanh nghiệp sản xuất chế biến cá tra tại ĐBSCL đều bị ảnh hưởng bởi thuế chống bán phá giá do phía Mỹ áp đặt.

Cá tra vào Mỹ cầm chắc thua lỗ

Trước việc phía Mỹ áp mức thuế CBPG đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam cao nhất từ trước đến nay, trò chuyện với Phóng viên Báo Quân đội nhân dân, ông Võ Văn Phong- Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) than thở: Đợt áp thuế CBPG cá tra của Việt Nam vào Mỹ lần này (POR 13) là bất thường.

Nó vượt xa dự đoán của doanh nghiệp chúng tôi. Agifish bị áp mức thuế CBPG là 3,87 USD/kg. Với mức thuế áp như thế này thì sản phẩm cá tra của Việt Nam không thể xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Mức thuế CBPG gần ngang bằng giá xuất khẩu của công ty chúng tôi vào thị trường này.

Với mức thuế này, sản phẩm cá tra của công ty cũng như các doanh nghiệp khác của Việt Nam vào thị trường Mỹ phải bán với giá khoảng 8 USD/kg trở lên mới có lời. Song, với mức giá này thì người tiêu dùng Mỹ khó có thể chấp nhận.

Ông Phạm Anh Tuấn- Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản- khẳng định: Đây là mức thuế vô lý đối với các doanh nghiệp và ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến cá tra của Việt Nam.

Bởi thực tế lâu nay, các doanh nghiệp của Việt Nam chưa bao giờ bán phá giá sản phẩm cá tra vào thị trường Mỹ hay bất cứ thị trường nào.


Trong ảnh: Nuôi cá tra tại Vĩnh Long.

Lý giải về giá thành sản xuất cá tra của Việt Nam luôn thấp hơn với các sản phẩm cá da trơn khác của các nước khác theo ông Phạm Anh Tuấn là do giá nhân công ở Việt Nam thấp, đặc biệt do nguồn nước ở ĐBSCL rất thuận lợi, năng suất nuôi cá cao.

Ông Dương Nghĩa Quốc- Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam- bức xúc: Với mức thuế CBPG do phía Mỹ đưa ra ở lần xem xét hành chính lần thứ 13 này, con cá tra của Việt Nam cùng một lúc phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” vừa chịu mức thuế CBPG rất cao lại cộng thêm những quy định khắt khe từ Đạo luật Nông trại của Mỹ (FamBill). Xem ra “cánh cửa” vào thị trường Mỹ đối với sản phẩm cá tra Việt Nam tạm thời khép lại.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký- cho biết trải qua 13 kỳ xem xét hành chính trong vụ kiện CBPG thì đây là lần đầu tiên DOC đã có những điều chỉnh hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và bỏ qua các quy định thông thường từ trước đến nay khi đưa ra quyết định sơ bộ vừa qua.

Hiệp hội nhận thấy kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 13 thể hiện sự không công bằng, trái với các quy định về luật CBPG thông thường đồng thời mang tính áp đặt và vô lý đối với các doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh vào thị trường Mỹ.

Đây là một việc chưa có tiền lệ, thể hiện sự áp đặt chủ quan thiếu cơ sở của DOC trong quá trình xem xét.

VASEP và các doanh nghiệp phản đối quyết định thiếu công bằng này của DOC và đang cân nhắc, xem xét tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khiếu kiện lên Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (CIT) trong thời gian sớm nhất để bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Giải pháp nào để ứng phó?

Sản phẩm cá tra của Việt Nam sẽ khó có thể vào thị trường Mỹ khi bị áp thuế chống bán phá giá cao kỷ lục. Trong ảnh: Sản xuất chế biến cá tra tại khu vực ĐBSCL.

Sản phẩm cá tra của Việt Nam sẽ khó có thể vào thị trường Mỹ khi bị áp thuế chống bán phá giá cao kỷ lục. Trong ảnh: Sản xuất chế biến cá tra tại khu vực ĐBSCL.

Theo ông Võ Văn Phong, để ứng phó với tình trạng bị áp thuế CBPG sản phẩm cá tra tại thị trường Mỹ, ngay từ năm 2012, Agifish đã có định hướng chuyển đổi tìm thị trường khác, đồng thời tăng chế biến sâu sản phẩm cá tra để gia tăng giá trị phục vụ thị trường nội địa lẫn tiêu thụ tại thị trường Châu Á.

Đặc biệt từ năm 2016, 2017, Agifish đã chuyển hướng sang xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Hiện Agifish đang củng cố hồ sơ, thủ tục lẫn thuê luật sư để chuẩn bị đợt POR 14 cho các năm 2016- 2017.

“Công ty chúng tôi chuẩn bị kỹ càng hồ sơ cho đợt xem xét hành chính lần thứ 14 để khẳng định với phía Mỹ rằng doanh nghiệp chúng tôi không bán phá giá, giá bán cá của công ty tại Mỹ là đúng thực tế sản xuất chế biến cá tra của công ty tại Việt Nam”- ông Võ Văn Phong khẳng định.

Ông Phạm Anh Tuấn cho hay: Phản ứng của Việt Nam là nên đưa vụ việc này ra Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ. Thứ hai, là nên chuẩn bị cho các lần xem xét hành chính tiếp theo của Mỹ bởi mỗi năm phía Mỹ sẽ xem xét hành chính về việc có quyết định áp thuế CBPG, mức thuế CBPG.

Vì vậy, cả phía cơ quan quản lý của nước ta lẫn doanh nghiệp, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải chuẩn bị kỹ. Đối với các doanh nghiệp thuộc diện là bị đơn bắt buộc phải xem lại cách chuẩn bị hồ sơ.

Bởi nếu các doanh nghiệp thuộc diện bị đơn bắt buộc nếu lơ là, chủ quan sẽ không chỉ gây ảnh hưởng cho chính doanh nghiệp mà còn gây ảnh hưởng đến toàn bộ các doanh nghiệp cùng chung ngành hàng.

Ngược lại nếu chỉ giao phó cho các doanh nghiệp thuộc diện bị đơn mà thiếu sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp khác lẫn hiệp hội và cơ quan chức năng thì ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến cá tra sẽ gặp bất lợi.

Đồng thời, giải pháp tiếp theo là doanh nghiệp phải tăng cường mở thêm các thị trường mới.

Trước việc Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế CBPG đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam một cách phi lý, bất công, ông Dương Nghĩa Quốc cho rằng cần phải đấu tranh phù hợp với phía Mỹ để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và ngành cá tra Việt Nam cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ.

Đồng thời, để chuẩn bị cho lần xem xét hành chính tiếp theo (POR 14), các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị kỹ càng hồ sơ đầy đủ để chứng minh cho phía Mỹ thấy việc áp thuế CBPG cá tra của Việt Nam là phi lý, bất công.

Cùng với đó, các doanh nghiệp và người nuôi cá cần tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nuôi, chế biến hơn nữa để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng phải tăng cường công tác xúc tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra: Hong Kong (Trung Quốc), ASEAN, Trung Đông.

Chúng ta tìm các thị trường khác để đề phòng trường hợp sản phẩm cá tra không vào được thị trường Mỹ do tiếp tục thuế CBPG bị áp ở mức cao.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 06/04/2018
Hà Vĩnh Thái
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:28 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:28 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:28 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 21:28 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 21:28 20/12/2024
Some text some message..