Cá tra Việt Nam bị Trung Quốc cạnh tranh ở Mexico

Xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Mexico đạt gần 45,4 triệu USD sau 7 tháng, giảm gần 22% so với cùng kỳ.

cá tra VN
Ảnh minh họa: Internet

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nguyên nhân khiến lượng xuất khẩu giảm mạnh là mặt hàng này đang chịu cạnh tranh gay gắp với cá rô phi Trung Quốc. 

Cụ thể, nếu trước đây, cá tra Việt Nam là nhóm thống lĩnh thị trường thì 7 tháng đầu năm nay, cá rô phi Trung Quốc vươn lên dẫn đầu trong nhóm ngành nhập khẩu tại Mexico. Cùng với đó, các doanh nghiệp thủy sản Trung Quốc cũng có nhiều chiến dịch quảng bá, xúc tiến thương mại khá tốt tại thị quốc gia này, nên hàng Việt ngày càng bị giảm sức hút.

Mới đây, trong chuyến đến thăm các cơ sở của Ủy ban Nghề cá và nuôi trồng thủy sản quốc gia Mexico (Conapesca), Viện Hàn lâm khoa học Thủy sản Trung Quốc (CAFS) đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm tăng cường hợp tác song phương bằng các hoạt động xuất nhập khẩu cá rô phi và tôm. Đây tiếp tục là một lợi thế cho các công ty Trung Quốc tại Mexico trong thời gian tới.

Ngoài việc cạnh tranh với cá rô phi, cá hồi, nhuyễn thể, cá tra Việt Nam còn phải cố gắng giành thị phần với một số sản phẩm cá thịt trắng đang được khá ưa thích tại Mexico như: cá Cod, cá Alaska Pollack, tôm…

Hiện giá cá tra của Việt Nam tại thị trường này dao động quanh mức 1,9 -2,5 USD một kg. Vasep dự báo, dù 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đang chững tại thị trường Mexico nhưng trong quý IV giá trị xuất khẩu sẽ ổn và tăng dần.

Theo Ủy ban thương mại quốc tế, Việt Nam là nguồn cung thủy sản lớn thứ 3 của Mexico sau Trung Quốc và Chile. Đây là nền kinh tế lớn thứ 11 của thế giới dựa trên GDP và là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân cao nhất khu vực Mỹ Latin.

Vnexpress, 23/09/2015
Đăng ngày 24/09/2015
Thi Hà

Phương hướng hoạt động của Hiệp hội thủy sản năm 2024 - 2025

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản sẽ tập trung vào các hoạt động chính sau để đạt được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm 2024 và tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2025, bao gồm các phương hướng hoạt động như sau:

Hải sản
• 14:00 18/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 10:18 14/06/2024

Tình hình xuất khẩu của các Ngành hàng thủy sản 2023 - 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu, suy thoái kinh tế ở các thị trường lớn. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, xuất khẩu thủy sản đã có tín hiệu phục hồi và tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024.

Xuất khẩu thủy sản
• 11:02 13/06/2024

Tình hình xuất khẩu qua 5 tháng đầu năm 2024

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu thủy sản
• 09:30 06/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:02 26/06/2024

Bối cảnh lịch sử tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng có tên khoa học là Penaeus vannamei (Boone, 1931) hay còn được gọi với tên Litopenaeus vannamei, loài này thuộc họ tôm he, họ tôm này là họ tôm có nhiều loài được nuôi phổ biến trên thế giới.

Tôm thẻ
• 09:02 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 09:02 26/06/2024

Nguồn gốc phát thải trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều vùng ven biển. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, nuôi tôm cũng gây ra nhiều vấn đề về phát thải, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại phát thải trong nuôi tôm hiện nay, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, giúp bà con nông dân hiểu rõ hơn và có hướng đi bền vững cho tương lai.

Nước thải nuôi tôm
• 09:02 26/06/2024

Tồn dư lượng kháng sinh trong tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở nước Việt Nam ta. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà người nuôi tôm đang phải đối mặt là dư lượng kháng sinh trong sản phẩm.

Tôm thẻ
• 09:02 26/06/2024
Some text some message..