Cá tra Việt Nam vào Mỹ có bị cản trở?

Theo Dự luật nông trại mới của Mỹ, dự kiến năm 2015 sẽ áp dụng, cá tra Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp nước này. Nhiều người cho rằng đây là rào cản kỹ thuật nhưng không ngăn cá tra Việt Nam vào Mỹ.

Nông dân ĐBSCL thu hoạch cá tra

Con cá tra liên tục đón "sóng dữ"

Người nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy năm qua đã vượt qua muôn vàn khó khăn để có thể bám trụ với nghề, nhiều người tán gia bại sản đã phải bán đất để trả nợ cũng vì con cá tra. Diện tích nuôi, sản lượng cá tra ở ĐBSCL liên tục sụt giảm, năm 2013 chỉ còn 5.700 ha.

Theo dự báo trong năm 2004 sản lượng cá tra sẽ giảm ít nhất 30% so với năm 2013. Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX nuôi cá tra Thới An (phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) cho biết: “Hiện nay số lượng người nuôi chỉ còn chiếm 10% tổng diện tích nuôi cá tra. Trước thông tin luật nông trại mới của Mỹ có hiệu lực thì người nuôi cũng rất bình thản và sẵn sàng đón nhận thử thách”.

Theo ông Hải, khi đó con cá tra Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Mỹ thì phải áp dụng các tiêu chuẩn như sản phẩm cá da trơn của Mỹ từ nuôi cho đến chế biến, xuất khẩu. Nếu tiêu chuẩn về nuôi khắt khe thì nông dân cũng đành chấp nhận thay đổi để tồn tại. Nếu ai không tồn tại sẽ bị loại trừ và khi đó sẽ có lợi cho ngành nuôi cá tra vì chất lượng ngày càng cao. Theo nhận định của ông Hải bây giờ người nuôi nhỏ lẻ ở ĐBSCL đóng góp 10% tổng sản lượng, nhưng khi áp dụng các tiêu chí chất lượng để vào thị trường Mỹ thì người nuôi không biết sẽ còn bao nhiêu.

Nông dân nuôi cá tra Nguyễn Văn Đẹp ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nói: “Nghe thông tin dự luật nông trại của Mỹ sẽ áp dụng cho con cá tra Việt Nam vào năm tới vào thị trường nước này sẽ khắt khe. Nhiều người nuôi cá lo lắng còn tôi thì vẫn bình thường. Tôi đã từng mất ăn mất ngủ vì con cá trá rồi, nào là giá cá tra nguyên liệu không ổn định, lại liên tục có chiều hướng sụt giảm, hay cá lớn quá cỡ không có người mua… cái cảm giác thua lỗ gần như quá đỗi bình thường rồi”- ông Đẹp tâm sự.

Thay vì hoang mang, hãy chờ đợi và thích nghi

Liên quan đến việc này, ngày 20/2 PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội cá tra, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản CAFATEX Cần Thơ, ông Kịch nói: “Đến bây giờ vẫn chưa rõ các điều kiện cụ thể áp dụng, vì Tổng thống Mỹ mới chỉ ký thông qua trên nguyên tắc và giao Bộ Nông nghiệp ban hành các tiêu chuẩn. Trước kia, FDA (Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ) kiểm tra, kiểm soát thành phẩm. Đến giờ là kiểm soát chuỗi, theo kiểu thịt. Đó là về mặt lý thuyết, còn thực tế sẽ áp dụng thế nào thì chưa ai biết”.

“Trong lúc này chúng ta phải cẩn trọng trước mọi thông tin và nên chờ chứ không nên kết luận sớm. Những người trực tiếp bán cá sang thị trường Hoa Kỳ đều đã biết được khó khăn tới mức độ nào để liệu chừng. Vấn đề là khi áp dụng có chênh lệch, bất công giữa hàng nhập khẩu và nội địa hay không” – ông Kịch nói.

Theo nhiều chuyên gia thì Mỹ sẽ không ngăn được cá tra Việt Nam vào thị trường nước này

Còn ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội nghề nuôi, chế biến thủy sản An Giang cho biết: “Luật nông trại của Mỹ được thông qua sẽ tác động bất lợi rất lớn đến nghề nuôi, chế biến cá tra Việt Nam. Nếu áp dụng theo tiêu chí của luật này thì làm cho sản xuất cá tra Việt Nam tốn nhiều chi phí, đội giá thành lên; có thể họ khống chế sản lượng xuất khẩu của Việt Nam để ngành sản xuất cá nheo của Mỹ hồi sinh. Họ chủ yếu dùng rào cản kỹ thuật để ngăn con cá tra Việt Nam vào Mỹ”.

Theo ông Bình, muốn thay đổi các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất một thời gian dài nên gây khó khăn rất lớn vì xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tới 17% tổng lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Khi đó nếu các doanh nghiệp bỏ thị trường Mỹ để quay sang các thị trường khác có thể sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Vấn đề hiện nay theo ông Bình các doanh nghiệp cần “chung vai đấu cật” vì lợi ích chung, vì sự phát triển của con cá tra Việt Nam để vượt qua khó khăn.

Nhiều ý kiến khác thì cho rằng, từ trước đến nay ngành nuôi trồng, chế biến cá tra Việt Nam đã đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế như: HACCP, AQF, Global GAP, ASC... nên việc thay đổi theo tiêu chuẩn, quy trình phía Mỹ sẽ tốn nhiều thời gian nhưng không ngăn được cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Dân Trí; 20/02/14
Đăng ngày 20/02/2014
Phạm Tâm - Minh Giang
Kinh tế

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 20:14 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 20:14 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 20:14 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 20:14 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 20:14 28/11/2024
Some text some message..