Cá voi làm thế nào cho con bú được ở dưới đại dương?

Chúng ta đều biết động vât có vú nuôi bằng sữa mẹ, nhưng cá voi lại sinh sống ở dưới đại dương bởi vậy thật khó để có thể tưởng tượng những con cá voi con sẽ bú sữa mẹ như thế nào.

cá voi
Cá voi con bú sữa mẹ trong đại dương

Mặc dù có một từ "cá" trong tên của cá voi, cá heo, nhưng mọi người đều biết rằng chúng là động vật có vú dưới biển. Vì chúng là động vật có vú nên hiển nhiên cá voi, cá heo sẽ nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng làm thế nào để cá voi sống trong nước và kiếm ăn?

Để thích nghi với cuộc sống dưới nước, cơ thể của cá voi trở nên mịn màng và có bộ da trơn như một con cá, điều này giúp giảm bớt lực cản của nước khi bơi lặn, đồng thời cũng làm cho chúng dễ bị tổn thương hơn nếu ra khỏi môi trường nước.

Nếu bạn nhìn kỹ vào cơ thể của cá voi cái, bạn có thể sẽ không tìm thấy vú và núm vú của chúng như những loài động vật có vú sống ở trên cạn khác.

Tuy nhiên không nhìn thấy không có nghĩa là chúng không có tuyến vú để nuôi con non. Nếu chúng ta lật cá voi cái và quan sát cẩn thận phần bụng của chúng, chúng ta sẽ tìm thấy một số manh mối.

Có một vết nứt dài ở bụng của cá voi cái. Đây là khe sinh dục và hậu môn. Nó cũng được hiểu rằng đó là nơi sản xuất và bài tiết. Hai vết nứt nhỏ phân bố đối xứng có thể được nhìn thấy ở cả hai bên của khe sinh dục. Đây là khe tuyến vú của chúng.


Khe tuyến vú cá voi.

Vì có tên là khe tuyến vú nên hiển nhiên núm vú của chúng sẽ bị ẩn ở trong đó, thông thương chúng chỉ là hai vết nứt và những núm vú chỉ xuất hiện trong thời gian nuôi con (khi cá voi con bú).

So với con người chúng ta và các động vật có vú thông thường khác, cá voi không nhô ra thành bộ ngực đầy đủ và những núm vú của chúng cũng không dài, đồng thời cá voi con cũng không hề có các chi để có thể điều hướng núm vú để bú, bởi vậy việc bú sữa và nuôi con của chúng là cả một công việc không hề dễ dàng.


Núm vú cá voi xuất hiện trong thời gian nuôi con.

Do không có các chi linh hoạt để có thể cầm nắm và cấu trúc miệng, môi của chúng cũng rất cứng, vì vậy những con cá voi non chỉ có thể dùng lưỡi của chúng để quấn lấy núm vú của con mẹ mẹ khi bú.

Đồng thời, cá voi cái sẽ giữ cơ thể ở trạng thái gần như bất động, và đôi khi bụng của con mẹ sẽ được lật lại để giúp cá voi non bú một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, thời gian để cá voi con bú rất ngắn, chỉ khoảng vài giây. Để cải thiện hiệu quả cho công việc này, cá voi mẹ sẽ bắn sữa vào miệng cá voi non, và chỉ trong vài giây, lượng sữa có thể bắn tới 10 lít.

Và lúc này nhiều người sẽ nghĩ sữa của cá voi có thể bị hòa loãng vào với nước biển, nhưng không. Khi bú mẹ, lưỡi của cá voi con cuộn tròn tương tự như một chiếc ống hút và sữa truyền qua đó và sữa của cá voi của cá voi cũng không hề giống như những loài động vật có vú khác, loại sữa này có dạng sệt như kem đánh răng, bởi vậy rất khó để có thể bị hòa loãng vào với nước biển.


Sữa cá voi có dạng sệt, khó hòa tan trong nước.

Tùy theo kích cỡ của mỗi loài trong bộ cá voi mà những con non sẽ cần một lượng sữa khác nhau. Ở những loài có cơ thể con lớn như cá nhà táng hay cá voi lưng gù thì những con non có thể uống từ 400 lít cho tới hơn 500 lít sữa mỗi ngày.

Và chúng cũng phát triển với một tốc độ rất nhanh, khoảng 90kg mỗi ngày và chúng sẽ cai sữa vào khoảng 6 tháng kể từ khi được sinh ra. Để đảm bảo tốc độ phát triển của con non thì thành phần sữa của cá voi cũng hoàn toàn khác với những loài động vật có vú khác như bò hay dê.

Hàm lượng chất béo trong sữa của cá voi thường vượt quá 50%, bởi vậy không có gì lạ khi cá voi con có thể tăng cân rất nhiều mỗi ngày và đó cũng là lý do vì sao sữa cá voi không phải là chất lỏng mà là dạng giống như kem đánh răng.

Với hàm lượng chất béo cao như vậy, ắt hẳn có nhiều người sẽ tự hỏi liệu sữa cá voi có thể uống được như sữa bò hay sữa dê không, câu trả lời chắc chắn là có, nhưng tiền để có thể lấy và tiến hành khử trùng sữa cá voi lại không hề rẻ. Ngoài ra thì cũng chưa có ai từng nếm sữa cá voi nên cũng không thể biết được là chúng có ngon hay không.


Các nhà khoa học đã nếm thử sữa cá voi, cá heo cho biết mùi vị khá tanh.

Nhưng trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã từng nếm thử sữa của cá heo. Hương vị này hết sức độc đáo và có thể nói cả đời không bao giờ quên bởi chúng có mùi hết sức tanh tưởi.

Họ mô tả loại sữa này có vị như dầu cá trộn với dầu gan và sữa được khuấy đều lên ở dạng đặc quánh, bởi vậy có thể sữa cá voi cũng không ngon thậm chí còn có hương vị khó quên hơn.

Mặc dù sữa cá voi có thể không ngon, nhưng nó có thể đảm bảo rằng cá voi non phát triển và có kích thước khổng lồ một cách nhanh chóng. Cách nuôi và cho cá voi ăn như vậy cũng chính là cách chúng thích nghi với những thay đổi trong môi trường sống khi tổ tiên của chúng vốn là động vật trên cạn nhưng dần đã thay đổi và sinh sống dưới đại dương.

Trí Thức Trẻ
Đăng ngày 23/04/2020
Đức Khương
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 18:06 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 18:06 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 18:06 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 18:06 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:06 22/01/2025
Some text some message..