Cá "zombie" tái xuất sau hơn 20 năm tuyệt chủng

Các nhà khoa học cho biết vừa tìm thấy số lượng lớn cá thể một loài cá nhỏ, thuộc vùng đất ngập nước ở Australia, vốn bị tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1998.

Loài cá từng bị coi là tuyệt chủng trên tay các nhà khoa học.
Loài cá từng bị coi là tuyệt chủng trên tay các nhà khoa học. Ảnh chụp màn hình: ABC.

Nhóm chuyên gia gồm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu Australia thông báo đã tìm thấy 66 con cá có tên khoa học là Purple-spotted gudgeon sống cùng một đàn trong vùng lau sậy rậm rạp Kerang, phía bắc bang Victoria, Australia, trang ABC đưa tin hôm 7/3. Cơ quan Quản lý Đánh bắt vùng Trung Bắc của Australia gọi đây là cá "zombie" của Victoria - biệt danh xuất phát từ bề ngoài của con vật.

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2019 khi hai con cá nhỏ cùng loài được tìm thấy ở hồ Middle Reedy, thuộc vùng đầm lầy Kerang, sau hơn hai mươi năm kể từ lần loài cá này nhìn thấy cuối cùng.

Sau lần phát hiện quý giá, một nhóm đặc nhiệm gồm các nhà khoa học và nhà nghiên cứu được thành lập. Họ bắt đầu tìm kiếm xung quanh các vùng đất ngập nước, với hy vọng tìm thấy thêm các cá thể khác của loài cá này. Và 66 cá thể mới được tìm thấy.

Ông Peter Rose, thuộc Cơ quan Quản lý Đánh bắt Trung Bắc, cho biết: "Loài cá này có tập tính rất khó hiểu và chúng thích sống trong môi trường chuyên biệt".

"Loài cá này sống ở vùng đất ngập nước, vì vậy chúng thường xuất hiện trong những thảm thực vật thủy sinh dày đặc và có nhiều lớp phủ", ông Rose cho biết thêm.


Kích thước nhỏ bé của loài cá này phù hợp làm thức ăn cho các loài chim bản địa. Ảnh chụp màn hình: ABC.

Tài liệu của cơ quan quản lý lưu vực Murray-Darling cho biết loài cá này có tên khoa học là Mogurnda adspersa. Cá "zombie" trưởng thành có thể đạt đến chiều dài tối đa hơn 15 cm, chủ yếu ở khoảng 6-12 cm. Cá "zombie" là thức ăn chủ yếu của các loài chim sống tại đây, nên việc chúng tuyệt chủng có thể dẫn đến nguy cơ biến mất của một số loài chim bản địa.

Theo Adrian Martins, từ Sở Quy hoạch Đất đai, Nước và Môi trường bang Victoria, một số yếu tố kết hợp đã khiến số lượng loài cá này suy giảm nhanh chóng.

Yếu tố đầu tiên là sự gia tăng số lượng của các loài cá du nhập như cá vây đỏ và cá hồi. Những loài cá này sinh sôi mạnh đã lấy đi cơ hội sinh tồn của các loài cá bản địa.

Bên cạnh đó, chất lượng kém và sự điều tiết của dòng nước đã làm thay đổi cấu trúc thảm thực vật ở các vùng đất ngập nước, cũng góp phần làm giảm số lượng cá tại đây.

Theo các nhà khoa học, việc tìm thấy số lượng lớn cá thể cá "zombie" sẽ mở ra cho họ cơ hội lai tạo và nhân giống loài cá nhỏ này.

"Trọng tâm bây giờ sẽ là bảo vệ số lượng loài này trong khu vực hồ Kerang, cũng như nhân giống và đưa chúng trở lại nơi chúng từng sinh sống", Rose chia sẻ.

Môi trường
Đăng ngày 22/04/2021
Sang Trần
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 23:10 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 23:10 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:10 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 23:10 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 23:10 08/11/2024
Some text some message..