Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản

Trong những năm gần đây, việc sử dụng hóa chất, thuốc thú y và kháng sinh cấm không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất trong sản phẩm Thủy sản ngày càng nhiều. Các bệnh do thực phẩm “bẩn” gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.

cham soc ca tai ao
Người dân xã Song Vân chăm sóc cá

Trong nuôi trồng Thủy sản để có được sản phẩm đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) thì người nuôi Thủy sản cần thực hiện 1 số biện pháp sau:

1. Thực hiện quy trình nuôi thủy sản VIETGAP, Tham gia tập huấn về kiến thức đảm bảo VSATTP trong lĩnh vực Thủy sản.

2. Địa điểm và công trình nuôi xây dựng ở khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

3. Thả giống sạch bệnh, đúng lịch thời vụ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

4. Nguồn nước cấp và thải phải được xử lý trước khi đưa vào ao nuôi hoặc xả thải ra ngoài môi trường thông qua hệ thống ao lắng, lọc, ao xử lý nhằm kiểm soát được các nguồn lây nhiễm do vi sinh vật hoặc hóa chất gây độc, kim loại nặng…

5.  Không sử dụng thức ăn, hóa chất, thuốc thú y không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng (tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc thú y nằm trong danh mục cấm của bộ NN và PTNT). Bảo quản riêng từng loại thức ăn, hóa chất ở nơi khô ráo, tránh lẫn lộn.

6. Ghi đầy đủ thông tin chế độ ăn, loại thức ăn, thuốc thú y  thủy sản, hóa chất trong suốt quá trình nuôi. Thực hiện cung cấp thông tin cho hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.

7. Khi phát hiện cá mắc bệnh phải hỏi ý kiến của cán bộ chuyên môn trong việc điều trị tránh việc lạm dụng thuốc, hóa chất. Đồng thời thông báo cho cơ quan chức năng tình hình dịch bệnh xảy ra tại ao nuôi và vùng lân cận.

8. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra vùng nuôi và lấy mẫu thủy sản  nuôi để kiểm soát dư lượng các chất độc hại.

Sở NN Bắc Giang, 08/08/2016
Đăng ngày 13/08/2016
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:14 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:14 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 10:14 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 10:14 23/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 10:14 23/12/2024
Some text some message..