Các chuỗi liên kết thủy sản gặp khó

Năm 2019, sản lượng khai thác cá ngừ thấp, các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thủy sản bị tác động lớn bởi “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), kéo theo các chuỗi liên kết trong khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ của tỉnh gặp khó khăn.

Khai thác cá ngừ
Sản lượng thủy sản giao dịch, thủy sản khai thác của các chuỗi liên kết trong năm 2019 đạt thấp.

Gặp nhiều khó khăn

Mới đây, Chi cục Thủy sản tổng kết, đánh giá hoạt động chuỗi liên kết khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ đại dương giữa Công ty TNHH Thịnh Hưng và Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng. Được triển khai từ năm 2017, đây là chuỗi liên kết đầu tiên về thủy sản trên địa bàn tỉnh được xây dựng, thu hút hơn 100 tàu cá tham gia. Hoạt động của chuỗi liên kết được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực trong việc nâng cao thu nhập, ổn định đầu ra cho ngư dân và tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho DN. Tuy nhiên, gần đây, hoạt động của chuỗi liên kết đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Theo báo cáo của Công ty TNHH Thịnh Hưng và Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng, khó khăn lớn nhất chuỗi liên kết đang đối mặt chính là sản lượng khai thác sụt giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2017, có tổng cộng 542 chuyến biển được giao dịch, với sản lượng 758 tấn; đến năm 2018, số chuyến biển được giao dịch giảm còn 366, sản lượng còn 336 tấn. Năm 2019, số chuyến biển giao dịch thành công chỉ có 287 chuyến, sản lượng chỉ đạt 328 tấn. Không chỉ vậy, hoạt động của chuỗi còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của “thẻ vàng” mà EC áp dụng đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Các lô hàng xuất khẩu vào thị trường này bị giữ lại kiểm tra kỹ, phát sinh chi phí, tổn thất đối với DN. Từ đó, DN phải thắt chặt việc thu mua, những lô hàng không rõ nguồn gốc sẽ bị từ chối, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngư dân.

Chuỗi liên kết giữa Công ty TNHH T-H và Tổ hợp tác nghề cá Trường Sa, với 10 tàu cá tham gia cũng gặp khó khăn khi sản lượng khai thác cá ngừ đại dương năm nay đạt rất thấp, hoạt động xuất khẩu của DN cũng bị ảnh hưởng bởi tác động của “thẻ vàng”. Trong khi đó, do chưa tháo gỡ được khó khăn nên trong năm 2019, chuỗi liên kết thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ sọc dưa giữa Công ty TNHH Tín Thịnh và Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước với 25 tàu cá tham gia phải tạm ngưng hoạt động, giao dịch.

Tìm hướng tháo gỡ

Theo ông Nguyễn Trọng Thuận - Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Hưng, việc khắc phục “thẻ vàng” của EC, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định thời gian qua đã được triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Nhận thức của ngư dân có sự chuyển biến. Tuy nhiên, những biến động từ nguồn lợi, thị trường đã khiến nghề khai thác thủy sản chịu tác động khá nhiều. Vấn đề đặt ra hiện nay là ngư dân, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện, khắc phục các khuyến nghị của EC để thị trường này rút lại “thẻ vàng”, từ đó mới thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương. Ngư dân cũng cần tuân thủ kỹ thuật khai thác, sơ chế, bảo quản đã được hướng dẫn để đảm bảo chất lượng hải sản sau khai thác, từ đó nâng cao giá bán. Ngoài ra, chuỗi liên kết giữa DN và ngư dân cũng cần thêm “trợ lực” từ Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động. Cụ thể như Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các tác nhân tham gia chuỗi, kể cả DN lẫn ngư dân, bởi hiện nay, các chính sách khuyến khích ngư dân tham gia chuỗi như chế độ khen thưởng, chính sách thu mua cao hơn giá thị trường… đều do DN thực hiện; đồng thời cần hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng lao động trên biển…


Hoạt động của chuỗi liên kết gặp khó khăn một phần do sản lượng đánh bắt giảm.

Từ thực tế tham gia chuỗi liên kết, ngư dân Lê Quốc Hùng - đại diện Tổ hợp tác nghề cá Phước Đồng chia sẻ, qua 3 năm tham gia chuỗi liên kết, ngư dân đã có đầu ra ổn định, sản phẩm được bao tiêu, được DN hỗ trợ về giá… Vấn đề mà ngư dân mong muốn chính là hiệu quả đánh bắt sẽ tiếp tục được nâng cao, giá bán thủy sản tăng hơn, từ đó mới khuyến khích được các tàu cá tham gia chuỗi liên kết. Để tăng giá thu mua, Chi cục Thủy sản và DN thu mua nhận định mấu chốt nằm ở chất lượng sản phẩm. Vì vậy, sắp tới, chi cục sẽ phối hợp với DN tổ chức tập huấn cho ngư dân trực tiếp sản xuất trên biển về quy trình khai thác, sơ chế, bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng.

Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ hoạt động của các chuỗi liên kết, chi cục đã xây dựng chính sách hỗ trợ trên cơ sở Nghị định 98 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích liên kết sản xuất nông nghiệp để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh xem xét. Chính sách xây dựng mức hỗ trợ về giá thu mua trong các chuỗi là 2.000 đồng/kg đối với cá ngừ đại dương và 1.000 đồng/kg đối với cá ngừ vằn; hỗ trợ chủ tàu tham gia chuỗi chi phí ra vào cảng, 50% chi phí mua sắm thiết bị; hỗ trợ DN tham gia chuỗi 50% chi phí tham gia quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần quan tâm, tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho các tác nhân tham gia chuỗi liên kết, từ đó giúp các chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả và bền vững.

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 17/12/2019
Hải Lăng
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 23:51 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 23:51 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 23:51 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:51 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 23:51 15/11/2024
Some text some message..