Các giải pháp góp phần bảo vệ môi trường biển

Để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, phát triển bền vững đất nước, các nhà khoa học đã kiến nghị nhiều giải pháp.

khu thu mua hai san
Một khu thu mua hải sản bị bỏ hoang tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Cư, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trước hết phải hoàn thiện khung thể chế quản lý biển. Theo đó, việc hoàn thiện pháp luật về biển cần được gắn kết với hệ thống quản lý môi trường biển mới, nhằm đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt, thúc đẩy công tác trao đổi thông tin và dữ liệu, đạt được hiệu quả cao trong công tác qui hoạch phát triển bền vững biển.

Kiểm soát chặt các hoạt động khai thác

Một trong những phương thức hiệu quả nhất bảo vệ môi trường sinh thái biển là xây dựng các khu bảo tồn biển theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học cả nước, phấn đấu đến năm 2020 có thêm 41 khu bảo tồn biển. Nhưng để thiết lập và phát triển bền vững các khu bảo tồn là một bài toán nan giải. Chính vì thế, việc bảo vệ môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học là vấn đề cấp bách cần được chú trọng hiện nay. 

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, phải ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng tại các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng ở các lưu vực sông, các khu, cụm công nghiệp ven biển; đồng thời chú trọng công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động du lịch, hàng hải, khoan, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí, khai thác khoáng sản, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thải đổ bùn nạo vét luồng giao thông thủy, công trình biển… tại 28 tỉnh, thành phố có biển.

Các nhà khoa học thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường biển cho rằng, phương thức quản lý nguồn lợi biển dựa trên cơ sở cộng đồng đã được áp dụng tại một số địa phương có biển như Ninh Bình, Nam Định, Kiên Giang… là phương thức hiệu quả, ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đa dạng sinh học và đáp ứng các mục tiêu bảo tồn khác, cũng như nhu cầu sinh kế của con người. Thông qua mô hình này, cộng đồng địa phương ven biển được trao quyền cụ thể, có kiểm soát trong việc quản lý các nguồn lợi ven biển. Điều này đã tăng cường sự chủ động, thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng, cùng chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong việc quản lý và bảo tồn hiệu quả các nguồn lợi biển.

Chú trọng giải pháp sinh học

Bên cạnh việc xây dựng các công trình kỹ thuật, cơ sở hạ tầng như xây tường bảo vệ bờ biển, đê, kè sông, kè biển, xây dựng kênh mương kiểm soát lũ lụt… để phòng tránh, giảm thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra, cần chú trọng các giải pháp sinh học, phi công trình như tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên ven biển nhằm tạo vùng đệm vững chắc, giúp giảm nhẹ thiệt hại, nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho người dân ven biển.

Để cộng đồng hiểu rõ và quan tâm hơn đến biển, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách, pháp luật liên quan đến khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển phải được chú ý đẩy mạnh. Mặt khác, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, hợp tác quốc tế song phương và đa phương về biển, nhất là các lĩnh vực chủ yếu liên quan về khoa học kỹ thuật biển, điều tra biển, cứu nạn trên biển, phòng tránh thảm họa, đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực liên quan đến biển, cùng nhau hướng tới việc khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển bền vững trong khu vực và trên thế giới.

Báo Tin Tức, 16/09/2016
Đăng ngày 17/09/2016
Văn Hào
Môi trường
Bình luận
avatar

Vấn nạn bắt thủy sản không chọn lọc làm giảm tài nguyên thiên nhiên

Bắt thủy sản không chọn lọc, còn gọi là đánh bắt không bền vững, đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Phương pháp này bao gồm sử dụng lưới vét, lưới kéo đáy và các công nghệ đánh bắt quá mức, không phân biệt giữa các loài thủy sản, kích thước hay độ tuổi.

Đánh bắt thủy sản
• 09:32 25/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 11:20 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 10:15 19/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 09:43 18/09/2024

Lựa chọn giá thể nuôi cấy san hô

Theo những thống kê gần đây, diện tích rạn san hô trên thế giới đã mất khoảng 19% và khoảng 20% số rạn đang trong tình trạng có chiều hướng bị đe dọa nghiêm trọng và sẽ mất trong vòng 20 – 40 năm tới.

San hô
• 15:34 25/09/2024

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 15:34 25/09/2024

Sinh trưởng và phát triển: Tầm quan trọng của nước nuôi

Một môi trường nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng, khả năng chống chịu bệnh tật, và thậm chí có thể gây ra hiện tượng chết hàng loạt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về tầm quan trọng của nước nuôi đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm, từ các yếu tố cần thiết đến các biện pháp quản lý và kiểm soát nước hiệu quả.

Nước ao nuôi
• 15:34 25/09/2024

Vấn nạn bắt thủy sản không chọn lọc làm giảm tài nguyên thiên nhiên

Bắt thủy sản không chọn lọc, còn gọi là đánh bắt không bền vững, đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Phương pháp này bao gồm sử dụng lưới vét, lưới kéo đáy và các công nghệ đánh bắt quá mức, không phân biệt giữa các loài thủy sản, kích thước hay độ tuổi.

Đánh bắt thủy sản
• 15:34 25/09/2024

Một số cải tiến kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất

Hiện nay, tại nhiều khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trong cả nước, phát triển nhiều loại hình nuôi, tùy theo điều kiện tài chánh, khả năng nắm bắt kỹ thuật...

Tôm thẻ chân trắng
• 15:34 25/09/2024
Some text some message..