Lựa chọn giá thể nuôi cấy san hô

Theo những thống kê gần đây, diện tích rạn san hô trên thế giới đã mất khoảng 19% và khoảng 20% số rạn đang trong tình trạng có chiều hướng bị đe dọa nghiêm trọng và sẽ mất trong vòng 20 – 40 năm tới.

San hô
San hô đang được nghiên cứu và nhân giống rộng rãi

Việc nhân giống san hô có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm khai thác san hô ngoài tự nhiên, phục hồi các rạn san hô, bảo tồn đa dạng sinh học cũng như cung cấp nguồn san hô thí nghiệm cho các nghiên cứu. Gần đây san hô Euphyllia glabrescens được nhân giống thành công bằng phương pháp san hô tách mảnh được gắn trên đế san hô chết. Giá thể có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giá thể là chân đế gạch nung và chân đế xi măng trắng. 

Nhu cầu san hô ngày càng tăng cao để phục vụ cho các nghiên cứu về các hoạt chất tự nhiên từ biển hay phục vụ cho nhu cầu thương mại cá cảnh biển trên thế giới dẫn đến nguồn lợi san hô ngày càng bị khai thác quá mức, chính vì những lý do trên mà nuôi trồng san hô có thể là một giải pháp tiềm năng cho việc cung ứng sinh khối san hô một cách liên tục và bền vững. Nhân giống san hô bằng sinh sản vô tính là một quá trình tương đối đơn giản và có chi phí thấp, thường được sử dụng để tạo ra các tập đoàn san hô mới với tỷ lệ sống cao, việc nuôi cấy san hô sẽ làm giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi san hô tự nhiên, đồng thời phục vụ cho nhu cầu thương mại ngày càng gia tăng trên thế giới.

Việc nuôi cấy san hô có thể thực hiện trong điều kiện môi trường tự nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm, khi nuôi cấy san hô tại chỗ trong điều kiện tự nhiên thì san hô không mất thời gian để thích ứng với các điều kiện trong hệ thống nhân tạo, tuy nhiên các san hô mới cấy có thể bị ảnh hưởng bởi mùn bã hữu cơ và trầm tích biển, mầm bệnh hoặc địch hại và các mối nguy từ tự nhiên khác nên có thể làm giảm tỷ lệ sống. 

Nuôi trồng san hô có thể là một giải pháp tiềm năng cho việc cung ứng sinh khối san hô 

Khi nhân giống san hô trong điều kiện thí nghiệm thì có thể kiểm soát được các yếu tố nguy hại từ tự nhiên như đã liệt kê ở trên làm gia tăng tỷ lệ sống sót, gia tăng tốc độ tăng trưởng tối đa thông qua các tác động của điều kiện nuôi như ánh sáng, dòng chảy và nguồn thức ăn được cung cấp đầy đủ. Các đánh giá cho thấy khi phân nhánh san hô, chân bám và chất kết dính là các yếu tố quan trọng để hỗ trợ san hô sống sót và sinh trưởng, loại chân đế phụ thuộc vào loài cũng như mục đích nuôi trồng san hô (trong phòng thí nghiệm hay ngoài tự nhiên). Một số loài san hô trong giống Euphyllia thường nuôi như Euphyllia  ancora (san  hô búa,  san  hô  mỏ  neo  hay  san  hô  xúc  xích); Euphyllia divisa (san hô trứng ếch hay san hô chùm nho); Euphyllia glabrescens thường gọi là san hô đuốc (Torch coral) hay san hô nhánh (Branch coral). 

Ở Việt nam, san hô Euphyllia glabrescens thuộc giống giống Euphyllia, chúng thường có màu nâu với đỉnh xúc tu có màu trắng hoặc xanh, ngoài ra Euphyllia glabrescens nhập ngoại rất đa dạng về màu sắc. Thức ăn chủ yếu của san hô nhờ quang hợp của tảo cộng sinh Zooxanthellae. Tuy nhiên, loài Euphyllia glabrescens cũng  bắt  mồi,  ăn  lọc thức ăn qua màng nhày và hấp thụ dinh dưỡng hòa tan bằng cách vận chuyển chủ động các phân tử hữu cơ qua màng tế bào. Thức ăn chủ yếu của chúng là động vật không xương sống, các loại hải sản đông lạnh xay nhỏ và động thực vật phù du. Các loài thuộc giống Euphyllia sp. thuộc họ san hô cứng nên yêu cầu hàm lượng canxi trong nước cao, duy trì xung quanh mức 400 ppm để cho san hô sinh trưởng và phát triển bình thường.  

Nhân giống san hô trong điều kiện thí nghiệm thì có thể kiểm soát được các yếu tố nguy hại

Trong một đánh giá cho thấy tỷ lệ sống của san hô phân mảnh (Euphyllia glabrescens) cao nhất chân đế san hô chết là 73,33%, tiếp đến là xi măng trắng và cuối cùng là gạch nung, lần lượt là 55,33% và 54,67%. Khối lượng tăng trưởng san hô trong thời gian nghiên cứu (SGR) với chân đế san hô chết có tốc độ tăng trưởng dương là 0,03 ± 0,14%/ngày, 2 giá thể còn lại tăng trưởng âm. Cụ thể, SGR lần lượt là -0,125 ± 0,1%/ngày và - 0,06 ± 0,15%/ngày với chân đế gạch nung và xi măng trắng.  

Một số các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhân giống san hô trong điều kiện phòng thí nghiệm (các vườn ươm nhân tạo) thường cho tỷ lệ sống cao hơn so với ngoài tự nhiên, điều này có thể được giải thích là do các yếu tố môi trường được kiểm soát chặt chẽ trong hệ thống nuôi thí nghiệm, chúng không bị ảnh hưởng bởi sự tấn công của kẻ thù, các loại địch hại, không tiếp xúc với các điều kiện ô nhiễm bất lợi.  


Đăng ngày 25/09/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Lựa chọn giá thể nuôi cấy san hô

Theo những thống kê gần đây, diện tích rạn san hô trên thế giới đã mất khoảng 19% và khoảng 20% số rạn đang trong tình trạng có chiều hướng bị đe dọa nghiêm trọng và sẽ mất trong vòng 20 – 40 năm tới.

San hô
• 10:20 25/09/2024

Sinh trưởng và phát triển: Tầm quan trọng của nước nuôi

Một môi trường nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng, khả năng chống chịu bệnh tật, và thậm chí có thể gây ra hiện tượng chết hàng loạt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về tầm quan trọng của nước nuôi đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm, từ các yếu tố cần thiết đến các biện pháp quản lý và kiểm soát nước hiệu quả.

Nước ao nuôi
• 09:58 25/09/2024

Bảo vệ ao nuôi tôm trước nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra khiến hoạt động nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nguy cơ cao về thay đổi môi trường, bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại đến tôm nuôi. Do đó, bà con cần có những giải pháp thích ứng, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Ao tôm nuôi
• 11:06 24/09/2024

Chuỗi thức ăn tự nhiên và mô hình Bio Floc trong nuôi tôm

Nuôi tôm đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Để nuôi tôm hiệu quả, người nuôi không chỉ cần hiểu về cách chăm sóc tôm mà còn phải nắm rõ chuỗi thức ăn tự nhiên của tôm và áp dụng các mô hình tiên tiến như Bio Floc.

Mô hình nuôi Bio floc
• 09:51 24/09/2024

Kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh trong thủy sản

Để đảm bảo ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, kiểm soát dư lượng hóa chất và kháng sinh là một nhiệm vụ cấp bách. Hiện nay, do một số yếu tố ảnh hưởng nên việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng bừa bãi diễn ra phổ biến. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu các khía cạnh gây hại của chúng nhé!

Sử dụng thực phẩm
• 12:13 25/09/2024

Sinh trưởng và phát triển: Tầm quan trọng của nước nuôi

Một môi trường nước không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng, khả năng chống chịu bệnh tật, và thậm chí có thể gây ra hiện tượng chết hàng loạt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về tầm quan trọng của nước nuôi đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm, từ các yếu tố cần thiết đến các biện pháp quản lý và kiểm soát nước hiệu quả.

Nước ao nuôi
• 12:13 25/09/2024

Vấn nạn bắt thủy sản không chọn lọc làm giảm tài nguyên thiên nhiên

Bắt thủy sản không chọn lọc, còn gọi là đánh bắt không bền vững, đang là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Phương pháp này bao gồm sử dụng lưới vét, lưới kéo đáy và các công nghệ đánh bắt quá mức, không phân biệt giữa các loài thủy sản, kích thước hay độ tuổi.

Đánh bắt thủy sản
• 12:13 25/09/2024

Một số cải tiến kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất

Hiện nay, tại nhiều khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng trong cả nước, phát triển nhiều loại hình nuôi, tùy theo điều kiện tài chánh, khả năng nắm bắt kỹ thuật...

Tôm thẻ chân trắng
• 12:13 25/09/2024

Bảo vệ ao nuôi tôm trước nguy cơ ngập lụt trong mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra khiến hoạt động nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nguy cơ cao về thay đổi môi trường, bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại đến tôm nuôi. Do đó, bà con cần có những giải pháp thích ứng, phòng ngừa và khắc phục hiệu quả trước những thiệt hại do mưa bão gây ra.

Ao tôm nuôi
• 12:13 25/09/2024
Some text some message..