Các kỹ sư biến tảo thành ‘dầu thô sinh học’

Tạo hóa phải mất nhiều triệu năm để biến sinh vật hữu cơ lâu năm thành dầu thô, nhưng các kỹ sư hóa học tại trường đại học Michigan của Mỹ đang làm việc đó trong khoảng một phút.

Tảo được nuôi trong các chai lọ lớn trong phòng thí nghiệm của ông Phil Savage tại Đại học Michigan sẽ biến thành dầu thô sinh học trong chưa tới 1 phút qua quá trình xử lý
Tảo được nuôi trong các chai lọ lớn trong phòng thí nghiệm của ông Phil Savage tại Đại học Michigan sẽ biến thành dầu thô sinh học trong chưa tới 1 phút qua quá trình xử lý

Mặc dầu nhiều công ty biến tảo thành nhiên liệu sinh học, tiến trình của ông Phil Savage lại khác. Nhờ sự bảo trợ của Tổ chức Khoa học Quốc gia, vị giáo sư của trường đại học Michigan  này và các sinh viên ban tiến sĩ của ông nuôi trồng tảo trong những ly lớn tại phòng thí nghiệm.

Thay vì làm khô chúng trước khi chiết xuất dầu thiên nhiên, các nhà khoa học này bỏ tảo vào trong một ống kim loại có chứa nước và nấu bằng nồi áp suất ở những nhiệt độ cực kỳ cao.

Ông Savage nói rằng chỉ mất chưa đầy 60 giây đồng hồ để phá vỡ tất cả các thành tố của tảo, không phải chỉ có dầu mà còn các loại đường và protein có thể được sử dụng cho những hình thức năng lượng khác.

Thời gian phản ứng ngắn ngủi cần thiết để tạo ra dầu thô sinh học và hiệu quả của tiến trình này, có thể  cắt giảm tầm cỡ và chi phí cho  các lò phản ứng biến tảo thành năng lượng. Trường đại học Michigan hy vọng có thể lọc và thương mại hóa kỹ thuật này.

Giáo sư Salvage tin rằng dầu thô sinh học làm từ tảo có thể là một biện pháp thay thế hấp dẫn cho dầu sinh học lọc làm từ ngô và các sinh khối khác.

Ông nói trong khi xe hơi đang tiến tới các nguồn năng lượng thay thế như chạy điện và tế bào hydro, các động cơ máy bay sẽ cần các nhiên liệu lỏng trong nhiều năm sắp tới, và nhiên liệu sinh học tảo có thể đáp ứng nhu cầu đó.

Tảo là một nguồn nhiên liệu có thể tái tạo được ưa chuộng, vì nó không đòi hỏi đất trồng đắt giá, có thể thâu hoạch gần như liên tục, và  có thể sinh sôi nảy nở trong  nước dưới bất kỳ điều kiện nào.

http://www.voatiengviet.com
Đăng ngày 03/11/2012
Khoa học

Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
• 10:17 02/10/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 10:49 20/09/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 10:28 19/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 10:10 18/09/2024

Lợi ích của việc ứng dụng nông nghiệp tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp tuần hoàn là một phương thức sản xuất nông nghiệp mà các nguồn tài nguyên, vật liệu và chất thải được tái sử dụng và tái chế để tạo ra một hệ thống nông nghiệp bền vững, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tạt vi sinh
• 22:24 06/10/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 22:24 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 22:24 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 22:24 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 22:24 06/10/2024
Some text some message..