Tảo Thalassiosira trong sản xuất giống tôm

Trong các loại thức ăn bổ sung, sử dụng vi tảo biển Thalassiosira làm thức ăn tươi sống cho ấu trùng zoea của tôm cua biển được xem là hiệu quả tốt nhất.

Tảo Thalassiosira
Tảo Thalassiosira là một loài tảo Khuê, thường được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản

Đây là yếu tố quyết định đến tỉ lệ sống, tăng trưởng và chất lượng tôm giống, cung cấp dinh dưỡng cao giúp ấu trùng tôm chuyển giai đoạn nhanh. Có hai loài thuộc chi Thalassiosira được tập trung nghiên cứu nhiều nhất là T. weissflogiiT. pseudonana.

Vi tảo là nguồn thức ăn không thể thiếu trong sản xuất tôm giống hiện nay. Các loài tảo có giá trị dinh dưỡng cao như Thalassiosira, Chaetoceros, IsochrysisTetraselmis đóng vai trò dinh dưỡng bắt buộc cho ấu trùng tôm giống, đặc biệt là giai đoạn zoea (1,2,3) tạo tiền đề cho sự phát triển các giai đoạn kế tiếp trong sản xuất tôm giống. 

Nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng tôm giống đã được xác định như sau: 50 % protein, 20% carbohydrate và 12 % lipid. Hội chứng zoea là một trong những rủi ro lớn nhất trong sản xuất giống tôm, nguồn thức ăn vi tảo chất lượng mang đến giải pháp giúp phòng ngừa và hạn chế tình trạng này.

Thalassiosira sp. là loài tảo khuê có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt là các axit béo không no đa nối đôi với hàm lượng DHA và EPA đạt 7,2 mg/ml. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, Thalassiosira có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng thích ứng với những thay đổi môi trường như: Nhiệt độ, ánh sáng và pH. 

Thalassiosira sp.Thalassiosira sp. là loài tảo khuê có giá trị dinh dưỡng rất cao

Với những đặc điểm này cùng lợi thế trên cộng với kích thước tế bào nhỏ 4-6 µm, Thalassiosira sp. là một trong những loài tảo được ưu tiên lựa chọn trong các trại sản xuất giống cá biển (làm thức ăn cho copepoda), các trại sản xuất nhuyễn thể (giai đoạn nhuyễn thể có kích thước 200 µm trở lên) và các trại sản xuất tôm giống. 

Trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm nghiêm ngặt từ các chuyên gia đến từ Bỉ và Việt Nam đã tạo ra sản phẩm tảo sấy thăng hoa dành cho các trại tôm giống. Với các thành phần protein 42,3%, chất xơ thô 8,63%, chất tro 37,7%, Thalas có những ưu điểm nổi trội như mật độ tảo rất cao: 2,5 – 3,5 tỷ tế bào/g tảo sấy thăng hoa. Tế bào tảo được sấy khô nhưng vẫn còn nguyên vẹn không bị vỡ, dễ dàng trương nước trở lại và lơ lửng trong nước tương tự tế bào tảo tươi. Được nuôi trong hệ thống kín, môi trường sạch, dinh dưỡng và ánh sáng ở mức tối ưu. Đảm bảo phần dinh dưỡng trong tế bào không bị giảm do quá trình sấy thăng hoa, đặc biệt giàu hàm lượng PUFAs, cân bằng EPA và DHA. Kích thước tế bào đồng đều, giúp ấu trùng Zoea ăn lọc rất hiệu quả. Đảm bảo an toàn sinh học, không nhiễm Vibrio, nguyên sinh động vật. Tảo nuôi được kiểm tra sức khỏe thường xuyên thông qua đo đạc các thông số quang hợp. Quá trình sấy thăng hoa giúp đảm bảo phần dinh dưỡng trong tế bào không bị giảm.

Vi tảoQuá trình nghiên cứu và thử nghiệm vi tảo

Sự kết hợp giữa tảo Thalassiosira, Chaetoceros với thành phần dinh dưỡng bao gồm protein (40-60%), lipid (10-30 %), carbohydrate (15-25 %), các chất béo không no (chưa bão hòa) omega 3, omega 6 (ALA, DHA, EPA), vitamins (A, B1, B2, B3, B4, B5, B6, B12, C, D, E), khoáng chất (Fe, Ca, Mg, Na, K), các hoạt chất sinh học quan trọng như phycocyanin, Beta-glucan, Peptides, Astaxanthin, Carotene, Phycoerythrin và nhiều các chất có khả năng kháng khuẩn, nấm và protozoa (anti-bacterial, anti-fungal and anti-protozoa). Các axit béo thiết yếu (EFAs) như PUFAs và MUFAs đóng vai trò vô cùng quan trọng để đạt được tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống. DHA, EPA, ARA có khả năng tham gia nhiều phản ứng trong trao đổi chất giúp tạo ra năng lượng, đồng thời duy trì – xây dựng chức năng và cấu trúc màng tế bào trong quá trình hình thành tế bào mới giúp ấu trùng chuyển giai đoạn thành công trong sản xuất giống.

Trong nuôi tảo nói chung, ngoài môi trường dinh dưỡng, ánh sáng, pH và nhiệt độ, độ mặn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của tảo. Biến động về độ mặn sẽ dẫn đến những thay đổi về khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu, quá trình quang hợp, trao đổi chất và thành phần sinh hóa của tảo độ mặn thích hợp cho các loài tảo biển dao động trong khoảng 12 đến 40‰, tối ưu 20 đến 24‰. 

Đối với loài tảo T. weissflogii QB1 phân lập từ vùng biển Miền Trung Việt Nam khi nuôi tăng sinh ở nhiệt độ 25oC; cường độ ánh sáng 5,0 klux; pH = 7,0; độ mặn 30‰; độ kiềm 150 - 180 ppm và chế độ sục khí 24/24h, với giá trị mật độ tế bào tảo đạt cao nhất là 1,58 x 106 tế bào/mL sau 6 ngày nuôi cấy. Sinh khối tảo Thalassiosira nuôi ở quy mô pilot (trong bình thủy tinh 1, 2L và các bể composite 0,25; 1,0 và 3,5 m3) cũng đạt năng suất cao và chất lượng tốt, giúp chủ động cung cấp nguồn thức ăn tảo tươi sống cho ương nuôi ấu trùng tôm.

Đăng ngày 02/10/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 01:48 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 01:48 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 01:48 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 01:48 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:48 20/11/2024
Some text some message..