Các nhà khoa học Việt nuôi tôm tít trong hộp tuần hoàn khép kín

Mô hình nuôi tôm tít tuần hoàn tránh được hoàn toàn các rủi ro thiên tai và tiết kiệm nước.

Tôm tít
Tôm tít. Ảnh: Bách hóa Xanh

Chất lượng tôm thơm ngon, đặc biệt có thể nuôi ở nhiều quy mô, kể cả nhà ống, nhà đô thị.

Tiết kiệm nước, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết

Hầu hết tôm tít ở Việt Nam hiện nay được nuôi trong ao đất hoặc lồng lưới, gỗ nhựa… Ưu điểm của nuôi ao đất là tốn ít chi phí, nhưng lại khó kiểm soát chất lượng, dễ thất thoát, tôm đào hang nên khó thu hoạch. Ngược lại, nuôi tôm tít trong lồng tuy dễ chăm sóc và thu hoạch song chi phí đầu tư lại cao hơn ao đất.

“Thử nghiệm nuôi tôm tít Harpiosquilla harpax (de Haan, 1844) trong hộp nhựa bằng hệ thống tuần hoàn tại TPHCM” được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II chủ trì thực hiện.

Chủ nhiệm nhóm, ThS Lê Ngọc Hạnh cho biết, nhóm đã tiến hành tính toán, thiết kế lắp đặt và vận hành hệ thống tuần hoàn nuôi tôm tít trong nhà. Mấu chốt công nghệ là hệ thống lọc tuần hoàn RAS. Đây là mô hình nuôi tuần hoàn thiết kế khép kín nhằm kiểm soát chặt chẽ môi trường các bể nuôi trong nhà.

Thành phần gồm hệ thống hộp nuôi, thiết bị lọc cơ học, thiết bị diệt khuẩn bằng tia UV, thiết bị khử CO2, thiết bị bổ sung và kiểm soát oxy, thiết bị lọc sinh học và hệ thống giám sát.

Mô hình nuôi tôm títMô hình nuôi tôm tít khép kín trong nhà cho hiệu quả cao. Ảnh: Giáo dục và Thời đại

Phần lọc cơ học có các lưới lọc để xử lý nước thải đầu vào (lọc chất thải trước khi lọc sinh học), còn chlorine chỉ được dùng để xử lý nước bên ngoài bể chứa (để diệt mầm bệnh), sau đó oxy hóa dư lượng rồi mới đưa vào hệ thống.

Mô hình hoạt động theo nguyên lý: Nước thải từ hệ thống nuôi sẽ được lọc qua trống lọc để loại bỏ chất thải rắn có kích thước lớn, sau đó đưa qua bể tách đạm để loại bỏ chất dầu mỡ từ thức ăn và các chất thải có kích thước nhỏ.

Hệ thống bể lọc sinh học có tác dụng loại bỏ các loại chất thải hòa tan (amoniac, nitrite) sinh ra từ sự bài tiết của tôm và phân hủy từ phân hoặc thức ăn dư thừa.

Nước thải sau khi được làm sạch sẽ đưa qua hệ thống đèn UV diệt khuẩn, qua bồn trộn để làm tăng hàm lượng oxy cho nước trước khi cấp lại bể nuôi. Đây là quá trình xử lý sinh học rất hiệu quả và tái sử dụng trong thời gian dài, không phải dùng đến hóa chất.

Mô hình hệ thống nuôi tôm tít tuần hoàn được thiết kế để sản xuất 200 - 300kg tôm tít thương phẩm, trọng lượng trung bình từ 250g trở lên, với khẩu phần ăn 5 %/ngày tổng lượng thức ăn tối đa 10 kg/ngày.

Có thể nuôi trong khu đô thị

Ở quy mô thử nghiệm, nuôi tôm tít trong hộp bằng công nghệ nuôi tuần hoàn cho hiệu quả kinh tế 12,1 triệu đồng/1.000 con/vụ. Tôm tít tăng trưởng tốt trong hệ thống RAS với thức ăn là cá nục trong chu kỳ 120 ngày nuôi đã đạt kích cỡ thương phẩm (>150 g/con).

Tôm títNuôi tôm tít trong hộp bằng công nghệ nuôi tuần hoàn cho hiệu quả kinh tế. Ảnh: Tép Bạc

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (DWG) đạt 0,76 g/ngày, tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) đạt 1,0 %/ngày. Tỷ lệ sống của tôm tít nuôi trong hệ thống RAS đạt 83,4%, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 23,29.

Trong quá trình nuôi thí nghiệm, cơ sở sản xuất đã sử dụng 20m3 nước biển cho cả vụ nuôi 120 ngày. Sản lượng tôm tít thu hoạch được 130,9kg. Tính toán lượng nước sử dụng trong vụ nuôi là 152,8 lít/kg tôm.

ThS Lê Ngọc Hạnh cho biết, công nghệ nuôi tôm tít trong hệ thống tuần hoàn, hạn chế thay nước, không sử dụng các loại hóa chất độc hại và các loại kháng sinh.

Hệ thống nuôi không có bùn đáy nên chất lượng tôm thương phẩm thơm ngon, màu sắc tươi sáng, được thị trường ưa chuộng. Kết quả phân tích các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm trong tôm tít thương phẩm đạt 100%, theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Hệ thống được thiết kế linh hoạt, có thể đặt hệ thống lọc âm dưới đất hoặc nổi trên sân thượng, sàn nhà. Theo nhóm tác giả, mô hình nuôi tôm tít trong hộp bằng hệ thống tuần hoàn có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng hệ thống này vào trong lòng khu đô thị, khu dân cư tạo ra sản phẩm tươi sống chất lượng cao phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Nuôi tôm tít trong nhà đơn giản, dễ áp dụng, vừa giảm thiểu rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Tôm tít có thể thu hoạch bằng cách bỏ từng con vào ống nilon, cấp oxy là có thể vận chuyển đi xa mà vẫn duy trì tỉ lệ sống cao.

Giá Dục và Thời Đại
Đăng ngày 22/02/2023
Nhật Phong
Khoa học

Vaccine cho tôm: Tảo lục Chlorella vulgaris

Bệnh đốm trắng (white spot disease - WSD) là một trong những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên tôm nuôi và đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi tôm toàn cầu.

Tảo lục
• 09:00 14/03/2024

Các yếu tố virus nội sinh gây hội chứng đốm trắng (EVE)

Nơi khu trú của virus đề cập đến các phản ứng miễn dịch cụ thể, thích nghi của tôm đối với nhiễm virus xảy ra trong từng tế bào và có thể dẫn đến nhiễm vô hại kéo dài đến suốt đời của vật chủ.

Virus
• 14:33 07/03/2024

Sinh sản nhân tạo một số loài cá hiếm gặp

Đề tài do Trường Thủy sản làm Chủ nhiệm với sự hỗ trợ kinh phí từ Sở Khoa học Công nghệ TP. Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chạch lửa thành thục tốt trong điều kiện nuôi vỗ trong vòng 4-6 tháng.

Cá chạch lửa
• 10:01 07/03/2024

Phát hiện nhanh và chính xác Tilv trên mẫu cá rô phi

Năm 2009, sản lượng cá rô phi đánh bắt tự nhiên tại hồ Kinneret giảm mạnh, có mức độ trung bình giảm từ 257 tấn mỗi năm đến 8 tấn mỗi năm và không rõ nguyên nhân.

Cá rô phi
• 10:10 06/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 22:57 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 22:57 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 22:57 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 22:57 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 22:57 28/03/2024