Các phương tiện khai thác thủy sản mang tính tận diệt cần được xử lý

Mùa nước lũ hàng năm là cơ hội để người dân nông thôn, nhất là các hộ nghèo khai thác nguồn thủy sản tự nhiên để mưu sinh.

khai thac thuy san

Thế nhưng việc khai thác bằng ngư cụ mang tính tận diệt của những ngư dân chuyên nghiệp đang diễn ra phổ biến tại các sông, kênh, rạch, trên đồng nước nổi ở tỉnh Đồng Tháp, không những tận diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên mà còn làm thiệt hại nghiêm trọng đến các dụng cụ đánh bắt thủy sản của người dân trên đồng nước

Một trong những phương tiện khai thác thủy sản tự nhiên mang tính tận diệt là ghe cào điện. Khi thả dàn lưới xuống nước vừa chạm đất, chủ phương tiện cho nổ máy chạy với tốc độ cao lướt nhanh trên đồng nước, trên sông rạch, bất kể ngư lưới cụ của người dân đang giăng bắt cá, cua trên tuyến mà ghe cào đi qua.

Một đường cào có thể từ vài trăm mét đến cả ngàn mét tùy theo địa hình đánh bắt mà chủ ghe cào quyết định. Khi kết thúc đường cào, dàn lưới được kéo lên không chỉ có cá lớn, cá bé mà rất nhiều loài thủy sản khác nằm trong lưới hầu như đều bị chết do điện giật và có không ít ngư cụ như: câu, lưới, lờ lọp của người dân cũng cuốn theo ghe cào.

Nông dân huyện Hồng Ngự cho biết, hiện nay cứ khoảng 5 đến 6 giờ chiều mỗi ngày, ghe cào điện bắt đầu hoạt động trên các cánh đồng đến suốt đêm. Sợ câu, lưới bị ghe cào kéo đi nhưng không ai dám đuổi vì hầu hết các chủ ghe cào đều mang theo hung khí như dao, mã tấu, búa để phòng tấn công nếu có ai cản chúng cào cá, các đối tượng đều là người từ địa phương khác đến.

Cũng ở huyện Hồng Ngự, chỉ một đoạn sông chưa đầy 6km trên sông Sở Thượng có đến 19 miệng đáy đặt đánh bắt cá, trong đó chỉ có 3 miệng đáy được UBND tỉnh cho phép khai thác, còn lại là người dân tự đặt đáy khai thác cá. Các miệng đáy này cũng dùng lưới có mắt lưới nhỏ hơn qui định, bắt tất cả các loại cá.

Trước tình trạng trên, Phòng Cảnh sát đường thủy Công an Đồng Tháp và Trạm Thủy sản huyện Hồng Ngự đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra các phương tiện khai thác thủy sản hoạt động trên địa bàn huyện. Qua kiểm tra phát hiện nhiều phương tiện đang hoạt động đánh bắt thủy sản vi phạm các qui định như: sử dụng điện để khai thác thủy sản, lưới khai thác có mắt lưới nhỏ hơn quy định nhưng chỉ cảnh cáo, nhắc nhở bà con đánh bắt đúng qui định. 

Theo Trạm Thủy sản huyện Hồng Ngự, hàng năm vào mùa lũ số lượng phương tiện tham gia đánh bắt thủy sản trên địa bàn tăng đột biến, trong đó có nhiều phương tiện khai thác sử dụng ngư cụ cấm hoặc chưa đúng quy định. Trạm cũng thường xuyên khuyến cáo bà con sử dụng phương tiện tham gia đánh bắt phải đảm bảo an toàn giao thông, các quy định về ngư cụ, nghiêm cấm tuyệt đối sử dụng điện để khai thác.

Tuy nhiên, do đa số các chủ phương tiện hoạt động ở địa bàn giáp ranh, người dân ở địa phương khác đến huyện đầu nguồn Hồng Ngự khai thác nhiều nên việc phát hiện và xử lý gặp nhiều khó khăn. Huyện tăng cường phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra tình hình khai thác thủy sản trên địa bàn và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ lợi ích chính đáng cho người dân mưu sinh trong mùa lũ.

Không chỉ ở huyện đầu nguồn Hồng Ngự, mà tại các huyện lân cận như Tân Hồng, Tam Nông và cả khu vực Đồng Tháp Mười cũng diễn ra tình trạng đánh bắt thủy sản theo hình thức tận diệt./. 

Theo tamnhin.net
Đăng ngày 12/09/2013
pv
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 09:58 22/04/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Thu "đậm" sau mùa cá cơm tại Quảng Nam

Mùa cá cơm sau Tết mang lại niềm vui lớn cho ngư dân Quảng Nam khi sản lượng dồi dào, giá cả ổn định. Những chuyến tàu đầy ắp cá không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động ven biển.

Cá cơm
• 09:42 04/03/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:25 23/04/2025

Tín dụng ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho nông, lâm, thủy sản

Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.

Tôm thẻ
• 18:25 23/04/2025

Cuộc sống quê đơn giản với món tép bầu chiên giòn

Cuộc sống ở quê luôn mang đến những cảm giác bình yên, giản dị mà sâu lắng. Không phải bon chen, không phải vội vã, cuộc sống nơi đây như một làn sóng nhẹ nhàng, trôi qua trong những khoảnh khắc gần gũi với thiên nhiên. Một trong những điều giản dị nhất nhưng lại đầy niềm vui của người dân quê là việc chạy ra sông bắt tép bầu tươi ngon rồi chế biến thành những món ăn đậm đà hương vị quê nhà. Hãy cùng khám phá cuộc sống quê yên bình, giản dị và những bữa cơm ngon lành được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, ngay trong vườn nhà.

Tép bầu
• 18:25 23/04/2025

AI dự đoán chất lượng tôm con: Chọn lô giống chuẩn ngay từ đầu

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra cơ hội lớn cho ngành nuôi tôm, giúp nông dân chọn lô giống chất lượng với độ chính xác cao. Tôm con khỏe mạnh là yếu tố quyết định để vụ tôm đạt năng suất và lợi nhuận tốt.

Tôm giống
• 18:25 23/04/2025

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 18:25 23/04/2025
Some text some message..