Các biện pháp đã được thông qua vì lý do bảo tồn và giúp cho trữ lượng cá ngừ vây xanh phục hồi trở lại. Quyết định này được đưa ra sau một cuộc họp của một tiểu ban của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC) tổ chức tại Fukuoka, Nhật Bản, sau bốn ngày, AFP đưa tin.
Hoa Kỳ, một trong chín nền kinh tế tham dự cuộc họp, đề nghị giảm 25% sản lượng đánh bắt cá ngừ vây xanh nhưng phần lớn các nước khác phản đối bởi nó có thể gây khó khăn cho các ngành công nghiệp đánh cá địa phương.
Nước duy nhất không đồng ý với biện pháp trên là Hàn Quốc, họ yêu cầu không cắt giảm sản lượng đánh bắt cá.
Tám quốc gia tham gia khác khuyên Hàn Quốc chấp nhận biện pháp này, vì nếu không làm như vậy sẽ có nghĩa là tiểu ban sẽ phải đưa vấn đề này ra xem xét một lần nữa, tờ Kyodo News International đưa tin.
Thỏa thuận này có thể được thông qua khi hội nghị thường niên của WCPFC diễn ra vào tháng 12 tại Úc.
Các nhà bảo tồn của tổ chức Greenpeace phản đối mạnh mẽ kết quả nói trên, họ yêu cầu một lệnh cấm hoàn toàn đối với đánh bắt cá ngừ vây xanh cho đến khi con số suy giảm có thời gian để phục hồi.
Tổ chức phi chính phủ này nói rằng, đánh cá công nghiệp quy mô lớn lấy đi một lượng đáng kể cá ngừ non trước khi chúng đến tuổi sinh sản, do đó làm cạn kiệt dân số của loài cá từng rất phổ biến ở Nhật Bản, nơi nó được sử dụng trong nhiều món ăn.
Chỉ riêng Nhật Bản khai thác 60% trong tổng số cá ngừ vây xanh đánh bắt ở Bắc Thái Bình Dương. Nước này tình nguyện thực hiện cắt giảm 15% sản lượng từ mức trung bình của giai đoạn 2002-2004 do trữ lượng cá ngừ vây xanh trưởng thành (4 tuổi trở lên) đã giảm xuống mức thấp chưa từng có trong năm 2010 do đánh bắt quá mức cá ngừ non.