Các tỉnh miền núi phía Bắc: Nuôi cá lồng bè đạt hiệu quả cao

Sau 3 năm triển khai, dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc” giai đoạn 2017 – 2019 đã xây dựng được 21 mô hình tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc.

Nuôi cá lồng bè.
Mô hình nuôi cá lồng bè mang lại thu nhập cao cho bà con.

8 tỉnh triển khai dự án gồm: Hòa Bình, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Cao Bằng. Trong đó có 8 mô hình nuôi cá tầm, 8 mô hình nuôi cá diêu hồng và 5 mô hình nuôi cá lăng.

Theo đánh giá chung, mô hình đạt hiệu quả cao, cá sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại các hồ chứa lớn khu vực miền núi phía Bắc. Cũng trong 3 năm triển khai, dự án đã tổ chức được 21 lớp tập huấn cho các học viên tham gia mô hình và các hộ xung quanh với số lượng 630 học viên. Ngoài ra, dự án cũng đào tạo ngoài mô hình cho 648 học viên. Qua tập huấn, các học viên nắm được những bước chuẩn bị lồng bè, kỹ thuật nuôi cá đảm bảo an toàn thực phẩm.

Về mặt kinh tế, các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các đối tượng nuôi khác. Lợi nhuận thu được bình quân trên 600.000 đồng/m3. Thực hiện mô hình giúp tăng thu nhập cho người nông dân quanh khu vực lòng hồ.

Về mặt xã hội, dự án góp phần nâng cao kiến thức, trình độ tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho bà con nông dân. Sản phẩm cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng sản xuất ra có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Qua việc thực hiện mô hình, người dân quanh vùng có trách nhiệm bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường tự nhiên để nuôi trồng thủy sản.

Để nghề nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa phát triển bền vững, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã đưa ra các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tăng cường công tác quản lý chất lượng cá giống. Đầu tư nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loại giống thủy sản nước ngọt chất lượng, năng suất cao, sức đề kháng tốt, kháng bệnh.

Thứ hai, tăng cường tập huấn kỹ thuật, tổ chức các điểm trình diễn mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa cho nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm, nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

Thứ ba, bà con lưu ý thả cá đúng thời vụ, chọn đúng đối tượng, đúng kích cỡ quy định sẽ làm tăng tỷ lệ sống, cá sinh trưởng nhanh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thứ tư, hỗ trợ các cơ sở nuôi thành lập các Hợp tác xã nuôi trồng để liên kết lại và hình thành mô hình liên kết phát triển nuôi cá lồng bè theo chuỗi giá trị để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, bảo vệ người sản xuất, nhà chế biến và người tiêu dùng.

Thứ năm, cần lưu ý các tỉnh miền Bắc thường hay xảy ra mưa lũ vào thời điểm tháng 6-10 hàng năm và mùa đông kéo dài. Vì vậy, các hộ cần chuẩn bị tu sửa, gia cố lồng bè chắc chắn hoặc có thể tiến hành thu hoạch sớm để hạn chế rủi ro.

Công Thương
Đăng ngày 20/12/2019
Giáng My
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:35 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:35 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:35 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 19:35 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 19:35 20/12/2024
Some text some message..