Các trang trại nuôi cá hồi Đại Tây Dương chuyển đến các vùng biển mở để tránh rận biển

Các công ty nuôi cá hồi Đại Tây Dương đang thiết kế những lồng nuôi cá khổng lồ ở các vùng biển mở trong một sự chuyển hướng căn bản để từ bỏ việc nuôi cá hồi ở các vùng nước ven bờ ít sóng gió, nơi rận biển đã làm trì trệ nền công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Các trang trại nuôi cá hồi Đại Tây Dương chuyển đến các vùng biển mở để tránh rận biển
Nordlaks là một công ty nuôi cá hồi Na Uy đang đề xuất một kiểu thiết kế mới dành cho trang trại nuôi cá. Kiểu trang trại này dài 400 m, có khả năng chịu đựng được các điều kiện sóng gió ở biển khơi nhằm tránh xa các khu vực ven biển, nơi c

Hiện trạng nuôi cá hồi Na Uy

Những nổ lực thiết kế các lồng nuôi kiểu mới của Na Uy, nơi chiếm 54% sản lượng cá hồi Đại Tây Dương nuôi trong 2016, sẽ phải đương đầu với các cơn bão đại dương, có thể xé rách các lồng nuôi và hàng ngàn con cá sẽ thoát ra ngoài. Những con cá này sẽ phá vỡ các quần đàn cá hồi Đại Tây Dương tự nhiên thông qua sự giao phối.

Bộ trưởng Nghề cá Na Uy, Per Sandberg, đã phát biểu với Reuters về vấn đề các kí sinh trùng thường làm lây lan các bệnh truyền nhiễm kháng kháng sinh: “Ngành công nghiệp này phải phát triển và phải giải quyết những thách thức về môi trường mà nó đang đối mặt, đặc biệt là liên quan đến rận cá hồi”.

Số cá hồi nuôi ở Na Uy chết trước khi trưởng thành là 1/5, một phần là do những con rận hút máu nhỏ xíu bám chặt trên da của những con cá khỏe nhất.

Rận biển cũng gây ra những trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản ở các nước khác. Chúng có khuynh hướng tập trung ở các vùng nước yên tĩnh trong các vịnh của Na Uy, nơi hiện có các trang trại nuôi cá hồi. Việc chuyển ra nuôi ở ngoài khơi sẽ làm cá nuôi tiếp xúc với các dòng hải lưu, giúp loại bỏ các ấu trùng của rận biển.

Lãnh đạo Bộ Nghề cá Na Uy đang tìm kiếm những mẫu thiết kế trại cá mới mẻ cho cả ở vùng biển xa bờ và ven biển, thời gian thực hiện trong vòng hai năm và kèo dài đến tháng 11/2017. Cho đến nay, có một vài mẫu thiết kế đã được chấp thuận và khoảng 40 mẫu khác đang được xem xét.

Có nhiều ý tưởng vay mượn từ nền công nghiệp dầu khí.

Việc nuôi cá lồng ngoài khơi có sức hấp dẫn, nó mở ra những vùng biển hầu như không giới hạn để thiết lập các trang trại nuôi cá hơn là ở các vịnh, hấp dẫn các nhà đầu tư và làm thay đổi ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Năm 2016, Na Uy sản xuất 1,1 triệu tấn cá hồi, gấp hai lần so với Chilê là nhà sản xuất lớn thứ hai, xuất khẩu và thu về 7,6 tỷ USD. Các nơi sản xuất cá hồi nuôi nhỏ hơn là Anh, Canada và Quần đảo Faroe.

Nhưng kể từ năm 2012, sản lượng cá hồi nuôi của Na Uy, chủ yếu của các công ty Marine Harvest, SalMar và Leroy Seafood, đã có rất ít thay đổi do dịch bệnh và thiếu vị trí để đầu tư, ngay cả khi nhu cầu tăng đã đẩy giá cá hồi lên cao kỷ lục.
Những nguy cơ từ bão

Giám đốc điều hành của Marine Harvest, Alf-Helge Aarskog, nói với Reuters về một loạt các mẫu thiết kế mà công ty đề xuất: “Chúng tôi sẽ đưa dự án này hoạt động một cách tốt nhất, không có bệnh rận trên cá hồi, với chi phí thấp nhất và không có con cá nào thoát được ra môi trường bên ngoài”.

Những lồng nuôi ven biển thỉnh thoảng bị hư hỏng do những cơn bão, gây tổn hại đến các quần đàn cá hồi tự nhiên từ sông Spey ở Scotland cho đến sông Alta của Na Uy. Trong khi đó, các trang trại ở ngoài biển khơi sẽ chịu ảnh hưởng bởi sóng và gió mạnh hơn nhiều.

Năm ngoái, 126.000 con cá hồi đã thoát khỏi các trang trại nuôi ở Na Uy.

Ingrid Lomelde, thuộc nhóm bảo tồn của WWF tại Na Uy nói rằng: “Những con cá nuôi thoát ra sẽ lai giống với cá hồi tự nhiên - gây ra những vấn đề về di truyền”.

Cá nuôi được chọn giống để tăng trưởng nhanh và béo hơn những người anh em khỏe mạnh ở ngoài tự nhiên. Việc lai giống giữa chúng có thể sản sinh ra những con cá quá yếu, ví dụ để vượt qua những thác nước để đến được nơi đẻ trứng.
Trong số các thiết kế đã được phê duyệt, SalMar đang xây dựng cái gọi là “Trại cá ngoài khơi đầu tiên trên thế giới’ để khởi công vào cuối năm 2017 - một công trình hình tròn, dài 110 m, nổi giống như một giàn khoan, bên dưới là những lồng lưới khổng lồ treo lủng lẳng.

Một công trình xây dựng bằng sắt trắng và sắt vàng trị giá 82 triệu USD đang được làm tại Trung Quốc và sẽ đủ lớn để nuôi hơn một triệu con cá hồi.

Trond Tuvstein, giám đốc tài chính của công ty SalMar, cho biết họ đang bắt đầu lắp đặt các hệ thống neo đậu ở ngoài khơi bờ biển miền Trung Na Uy và sẽ không có một con cá nào trốn thoát được.

Ở Chilê, Felipe Sandoval, người đứng đầu nhóm ngành công nghiệp nuôi cá hồi SalmonChile, cho biết chính phủ muốn nghiên cứu nhiều hơn về nuôi cá ở các khu vực hở và ngoài khơi và họ sẽ phải đợi một thời gian để xem việc này diễn ra như thế nào.

Hầu hết các thiết kế được chấp thuận ở Na Uy vẫn nằm trên bảng vẽ. Thiết kế của công ty Marine Harvest là một bể kín, hình trứng, cao 44 m, nước nuôi cá đã được lọc để ngăn chận rận biển, hoặc của Nordlaks là một trang trại nuôi cá dài 400 m có hình dạng một con tàu chở dầu siêu hạng.

Kiểu thiết kế trang trại dạng “Trứng”

Giám đốc điều hành Aarskog cho biết: Marine Harvest hy vọng sẽ bắt đầu chế tạo một mẫu đầu tiên dạng “Trứng” vào giữa năm 2017. Kiểu thiết kế lồng nuôi dạng kín sẽ phù hợp với vùng nước yên tĩnh ở các vịnh hẹp, được các nhà bảo vệ môi trường và các chủ sông ủng hộ như là một cách cô lập các bệnh xảy ra trên cá nuôi.

Theo Tore Toenseth, một nhà phân tích tại SpareBank 1 Markets ở Oslo, thì nếu thành công, những công nghệ này sẽ cho phép nuôi trồng thủy sản ở những vùng biển hở trên toàn cầu, trong đó có các loại cá nuôi khác như cá chẽm hoặc cá tráp.
Các công ty đang sẵn sàng đầu tư hàng trăm triệu cu-ron vào các công nghệ mới, một phần là do Na Uy sẽ trao giấy phép hoạt động cho các trang trại nuôi cá mới gần như miễn phí.

Đăng ngày 28/04/2017
CTV ĐÀO MINH Lược dịch
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Xu hướng tiêu thủy sản Gen Z và ảnh hưởng mạng xã hội 2025

Thế hệ Z (Gen Z), năng lượng lao động và tiêu dùng chủ chốt của tương lai, đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng mạnh mẽ trên thị trường tiêu dùng toàn cầu. Với sự gắn kết bẩm sinh với công nghệ và mạng xã hội, họ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn định hình lại thói quen ăn uống, đặc biệt là với các sản phẩm thủy sản.

Gen Z và hải sản
• 15:53 10/06/2025

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 06:53 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 06:53 18/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 06:53 18/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:53 18/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 06:53 18/06/2025
Some text some message..