Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa

Vào mùa mưa người nuôi tôm phải đối mặt với vấn đề dao động bất thường của độ mặn với nhiệt độ. Những biến động này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm nuôi và tạo điều kiện cho mầm bệnh bùng phát trên tôm. Sau đây là những điều cần lưu ý khi nuôi tôm mùa mưa:

Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa
Ảnh minh họa: Internet

1. Giảm pH

Trong vùng nuôi là đất phèn mưa lớn là nguyên nhân gây nên tình trạng xì phèn từ đáy ao nuôi và hiện tượng rửa trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi. Vì vậy ao nuôi cần phải bón vôi và cải tạo kỹ cho đến khi độ pH nước đạt trên 7.

2. Độ mặn:

Vì các vùng nuôi khác nhau nên có độ mặn khác nhau, do đó người nuôi tôm cần thông báo độ nặm chính xác của ao nuôi nhà mình cho trại sản xuất giống hoặc trại thuần để họ sớm có thể điều chỉnh độ mặn của tôm giống cần thả phù hợp với yêu cầu người nuôi. Nếu như độ mặn ao nuôi quá thấp người nuôi nên ương vào ao nhỏ có độ mặn thấp để đảm bảo an toàn và đạt tỷ lệ sống cao.

Mặt khác khi trời mưa, nhất là trời mưa to lượng nước lớn chảy vào ao làm giảm độ mặn của ao nuôi, do đó cần tăng cường chạy quạt và bổ sung thêm quạt nước tạo dòng chảy giảm sự phân tầng nước trong ao.

3. Địch hại:

Nếu ao và nước nuôi không được lắng lọc kỹ càng thì nguy cơ địch hại sẽ xuất hiện trong ao, chúng phát triển nhanh cạnh tranh thức ăn và nguy hiểm hơn là tiềm ẩn nguy cơ mang mầm bệnh lây nhiễm cho tôm cá. Vào mùa mưa tỉ lệ giáp xác tự nhiên nhiễm đốm trắng khác cao... do đó bà con không nên cấp nước trực tiếp từ bên ngoài vào ao mà không có ao lắng để xử lý nước trước. 

4. Mưa liên tục trong thời gian thả tôm giống:

Mưa liên tục trong ngày sẽ làm cho phèn trên bờ ao rửa trôi xuống ao nuôi. Môi trường ao nuôi có tính axit là nguyên nhân gây nên tỷ lệ chết cao cho tôm mới thả vì chúng thường còn yếu sau khi vận chuyển quãng đường dài, độ thích nghi với môi trường ao nuôi mới chưa cao. Vì vậy thả tôm vào buổi sáng có thể trách được tình trạng trên. Bón vôi CaCO3 xung quanh bờ ao theo định kỳ sẽ giảm được hiện tượng phèn trong.ao nuôi.

5. Tôm nổi đầu sau mưa:

Sau các trận mưa lớn tôm trong ao nuôi thường thấy nổi đầu trên mặt nước, đặc biệt là những ao nằm trong vùng đất bị nhiễm phèn, các ao nuôi lâu hoặc các ao quá sâu ít có sự lưu thông nước. Phèn rửa trôi trên bờ ao xuống  là nguyên nhân làm giảm pH nước vì vậy làm tăng tích tụ khí H2S tích tụ ở đáy ao. Đó là nguyên nhân là cho tôm yếu và nổi trên mặt nước. Để giải quyết vấn đề này cần rút bớt nước ở đáy ao, và hòa nước vôi trong tạt đều lên mặt ao đồng thời bổ sung yucca giúp hấp thụ bớt khí độc trong ao. Khi nuôi tôm trời mưa cần giảm lượng thức ăn cho đến khi môi trường và tôm nuôi ổn định trở lại.

6. Nước trong sau khi mưa:

Vấn đề này thường gặp ở vùng nuôi có chất đất phèn hoặc đất cát, nguyên nhân là do sự thay đổi của độ kiểm và CO2 của nước ao nuôi sau các trận mưa lớn làm giảm đột ngột lượng tảo trong ao nuôi. Để giải quyết vấn đề này người nuôi cần gây màu nước kết hợp với bón vôi định kỳ 2 ngày/ lần với liều lượng 120- 150kg/ha . Nếu nước vẫn tiếp tục trong và tảo đáy phát triển mạnh thì nên dùng chất gây màu nhân tạo để giảm cường độ ảnh sáng chiếu trực tiếp xuống đáy ao.

7. Nhiều chất rắn lơ lửng sau khi mưa:

Trong cát hoặc vùng đất cát sẽ luôn có nhiều hạt keo lơ lửng xuất hiện trong ao nuôi sau các cơn mưa. Để loại bỏ các chất rắn lơ lửng này nên cấp thêm nước vào ao nuôi và bón thêm vôi với liều lượng 60 - 100kg/ha/ngày và kết hợp sử dụng hoạt chất trợ lắng và hút xi phong đáy ao. Trong suốt thời gian xử lý nên giảm lượng thức ăn xuống 30 - 50%  vì chất kết tủa có thể làm ảnh hưởng tới sức khẻo của tôm nuôi.

8. Mềm vỏ và chân bò,chân bơi không bình thường:

Trong những vùng đất phèn và kiểm thấp đặc biệt là những ao dùng nước nuôi từ kênh mương, tôm có thể bị mềm vỏ, khó lột xác, chân bơi, chân bò bị dị hình.Tôm thường bỏ ăn vì mất cân bằng khoáng chất. Nên bón vôi CaCO3 hoặc dolomit với liều lượng 120 - 150kg/ha  2 ngày trên lần và bón trong vòng 50 ngày đầu kể từ khi thả giống.

TTKN Nghệ An
Đăng ngày 12/10/2018
Lệ Hằng
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:44 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:44 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:44 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:44 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:44 20/04/2024